Vui quá là vui, sau độ 5 ngày nộp hồ sơ, mình cuối cùng đã cầm cái visa Schengen trên tay, thay cho lời muốn nói, mình viết bài này để chia sẻ kinh nghiệm xin visa Pháp  ở Hà Nội của chính bản thân mình nhé.

Nội Dung tóm tắt

Khối Schengen và 1 số thông tin cơ bản

Trước khi vào chủ đề chính là xin visa, theo mình, mọi người cần tìm hiểu thật kĩ những thông tin cơ bản đề mình đưa ra những chọn lựa, rồi quyết định đúng đắn. Dưới đây là thông tin về Schengen, cái khối mà chúng ta vẫn nghĩ là toàn bộ Châu Âu nhưng thật ra thì….

Khối Schengen là gì?

Khối Schengen là 1 tập hợp gồm 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, có chung quy định về xuất nhập cảnh và visa. Nó không hề bao gồm toàn bộ Châu Âu như mọi người tưởng, tuy nhiên, hầu như các nước Châu Âu quan trọng thì đều thuộc khối này. Nhờ chung quy định về xuất nhập cảnh nên những người muốn đi du lịch đến đây (như mình), chỉ cần xin visa Schengen chứ không phải xin visa từng nước nữa.

Các nước thuộc khối Schengen

Đây là danh sách các nước thuộc khối Schengen nhé các bạn nhé:

AustriaHungaryNorway
BelgiumIcelandPoland
Czech RepublicItalyPortugal
DenmarkLatviaSlovakia
EstoniaLiechtensteinSlovenia
FinlandLithuaniaSpain
FranceLuxembourgSweden
GermanyMaltaSwitzerland
GreeceNetherlands

Các nước Châu Âu không thuộc khối Schengen

  • Monaco, San Marino, Vatican City
  • UK (Anh, Ireland, Scotland)
  • Bulgaria, Croatia, Cyprus và Romania
  • Albania
  • Bosnia and Herzegovina

Visa Schengen là gì

Các loại visa Schengen

  • Visa quá cảnh Schengen (loại A) : Nếu bạn chỉ transit qua 1 trong số các nước thuộc khối Schengen mà không muốn đi ra ngoài chơi, chỉ ở khu vực phòng chờ trong sân bay thì bạn sẽ có thể xin được visa loại A.
  • Visa Schengen ngắn hạn (loại C): Nếu bạn  di chuyển trong các nước trong khối schengen trong thời gian ngắn : tối đa 90 ngày trong vòng tối đa 6 tháng thì bạn sẽ được cấp visa loại C. Đây là loại phổ biến nhất và cũng là loại mà mình được bên DSQ Pháp cấp.
    • Những trường hợp sau đây nên xin visa loại C:
      • Công tác.
      • Du lịch.
      • Thăm thân nhân, bạn bè.
      • Quá cảnh nhưng thời gian lâu và muốn ra ngoài chơi
  • Tùy vào lịch trình mà bạn nên cân nhắc chọn các loại visa C sau:
    • Single Entry : bạn chỉ đi lại đúng trong khối Schengen, không đi các nước ngoài khối Schengen, 1 khi đã ra khỏi khối schengen là không quay lại được (VD: lịch trình mà có 1 nước không thuộc khối schengen như  Croatia thì không được xin single entry )
    • Double Entry: Bạn ra và vào lại khối schengen  được đúng 1 lần. Từ lần thứ 2 trở đi là bạn sẽ không được vào lại khối Schengen nữa. Nếu muốn vào thì phải xin visa mới (ví dụ lịch trình chỉ có 1 lần đi Croatia thì phải xin Double Entry)
    • Multiple Entry: Bạn ra rồi vào khối schengen nhiều lần không hạn chế (VD lịch trình đi croatia rồi Cyprus.. thì phải xin Multiple Entry)
  • Visa Schengen dài hạn (loại D): Đây là loại visa được cấp cho những ai có mục đích học tập, làm việc hoặc định cư lâu dài trong khối Schengen :
    •  Nhà khoa học, nghiên cứu sinh, lao động thời vụ, nhân viên được công ty cử đi tập huấn, thực tập sinh, sinh viên,…: thường được cấp visa 1 năm và có thể gia hạn dễ dàng
    • Vận động viên, nghệ sĩ biểu diễn, chuyên viên… du lịch Châu Âu và tham gia trao đổi văn hóa, các chương trình biểu diễn, thi đấu tại các nước thuộc khối schengen.
    • Những người bị bệnh và trong 1 khoảng thời gian dài không thể rời khỏi khối Schengen do tình trạng sức khỏe không cho phép.

Visa Schengen đi được những nước nào?

a. Nhập cảnh các nước thuộc khối Schengen

Như mình đã nói ở trên, khối Schegen gồm 26 nước nên khi bạn đã cầm visa Schengen trong tay, thì bạn sẽ có quyền được nhập cảnh vào 26 nước này. Tuy nhiên từng nước họ sẽ có 1 quy định riêng khi nhập cảnh và các giấy tờ cần có nên thật ra thì họ hoàn toàn có thể không cho phép nhập cảnh nếu có bất kì nghi ngờ nào. (chúng mình sẽ bàn về vấn đề này sau  nhé)

b. Nhập cảnh các nước Châu Âu không thuộc khối Schengen

1 số nước ở trên mình có đề cập như Monaco, San Marino, Vatican City, UK (Anh, Ireland, Scotland), Bulgaria, Croatia, Serbia, Montenegro, Cyprus, Macedonia, Kosovo, Georgia và Romania thì đều thuộc Châu Âu đó nhưng họ hoàn toàn không thuộc khối Schengen, vậy thì liệu có visa Schengen mình có thể vào các nước này không?

  • Với Vatican, San Marino, Monaco vì là các lãnh thổ nằm gần các nước lớn như Ý, Pháp nên họ có hiệp định với các nước này về vấn đề visa, nhập cảnh. Do vậy, với Schengen visa thì bạn đi mấy chỗ này thoải mái nhé.
  • Albania, Croatia, Bulgaria, Cyprus, Georgia, Serbia: cho phép ai có Multiple entry Schengen visa nhập cảnh và ở lại không quá 90 ngày trong vòng 180 ngày (tức là trong 6 tháng liên tiếp, tối đa chỉ được ở 90 ngày thôi nha, còn nhập cảnh bao nhiêu lần thì tùy bạn)
  • Belarus: Đáng buồn là nước này chỉ cho phép 1 số người nước ngoài có visa Schengen được vào Belarus mà không cần visa thôi, trong số được cho phép ko có người Việt Nam đâu :v. Nên nếu ai có ý định đi nước này là cầm chắc phải xin visa nhé. Đọc thêm quy định ở đây: http://mfa.gov.by/en/visa/visafreetravel/c4bbfb78b29bccdc.html
  • Bosnia and Herzegovina, Kosovo: cho phép ai có Multiple entry Schengen visa nhập cảnh và ở lại không quá 15 ngày trong vòng 180 ngày (tức là trong 6 tháng liên tiếp, tối đa chỉ được ở 15 ngày thôi nha, còn nhập cảnh bao nhiêu lần thì tùy bạn)
  • Thổ Nhĩ Kỳ: Nếu có visa Schengen thì bạn vẫn cần xin visa online để nhập cảnh vào Thổ :). Visa online được apply vô cùng dễ và chỉ cần nộp thêm 45 đô nữa thôi. Thời hạn ở là max 30 ngày trong vòng 6 tháng nhé.
  • Anh và các nước thuộc UK: Phải xin visa riêng nhé :).

Để vào các nước này thì lưu ý là hầu như đều cần phải vào khối schengen trước, visa còn hạn và phải là visa Double entry hoặc Multiple entry. Riêng mấy chỗ như Vatican, San Marino, Monaco thì đều không cần passport để nhập cảnh nên bạn nào visa Single thôi thì vẫn rất thoải mái đi nhé.

Chi phí xin visa Schengen

Phí xin visa Schengen là:

  • 80 Euro cho người lớn
  • 35 Euro cho trẻ em từ 6-> 12 tuổi.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí hoàn toàn.

Khoản phí này áp dụng cho tất cả các hồ sơ xin visa ở bất kì DSQ nào thuộc khối Schengen và 1 khi đã nộp, visa có trượt thì cũng bị mất luôn chứ không được hoàn lại đâu nhé.

Ngoài ra, còn 1 số trường hợp được miễn phí thị thực:

  • Người mang hộ chiếu ngoại giao hay công vụ
  • Người dưới 25 tuổi tham dự các hội thảo, hội nghị, thi đấu thể thao, sự kiện văn hóa giáo dục được tổ chức bởi các tổ chức phi lợi nhuận.
  • Học sinh cấp 1 và cấp 2 đi cùng thầy cô giáo sang Pháp trong chương trình liên kết với 1 trường học tại Pháp
  • Nghiên cứu sinh tham gia hội thảo khoa học (có thư mời)
  • Vợ chồng và con của các công dân cộng đồng chung châu Âu và khu vực kinh tế châu Âu.

Các chi phí khác:

  • Phí dịch vụ dành cho agency: nếu bạn tự nộp hồ sơ thì sẽ được miễn chi phí này nhưng 1 số DSQ yêu cầu phải nộp hồ sơ qua agency chứ ko nhận trực tiếp (điển hình là DSQ Pháp).
    • Nếu nộp qua TLS Contact (cho hồ sơ xin visa ở DSQ Pháp) : chi phí dịch vụ là 682,500
    • Nếu nộp qua VFS Global (cho hồ sơ xin visa Ý, Đức, Hi Lạp, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Sĩ, Đan Mạch….) thì phí dịch vụ chỉ 370,000
    • Nếu nộp qua BLS International (cho hồ sơ xin visa Tây Ban Nha) thì phí dịch vụ là 408,000 VND
  • Dịch thuật  có công chứng hồ sơ: Hợp đồng lao động or Bảng Lương rất là cần dịch thuật (vì rất nhiều nơi ko có bản song ngữ). Chi phí này thường là 50-60k/ 1 mặt có 300 từ. Bạn cứ nhân lên, ai mà có hợp đồng dày thì sẽ tầm 400k (trường hợp của mình là hợp đồng dài tầm 5-6 trang nên phải trả 380k cả tiền đóng dấu công chứng tư nhân nữa.
  • Công chứng hồ sơ:   Mang ra phường công chứng chỉ hết có 2k/ tờ thôi mọi người nhé. Thường phí này chỉ tầm 10k là cùng.
  • Sao kê tài khoản ngân hàng : 10k/ bản có tiếng Anh
  • Xác nhận số dư sổ tiết kiệm: 100k/ bản có tiếng Anh
  • Mua bảo hiểm du lịch : có thể mua online hoặc offline rất nhiều công ty với giá khoảng 500k. Mình mua bảo hiểm du lịch Flexi của Bảo Việt, họ liên hệ và đưa đến cho mình tờ in màu đẹp, mình còn chặng phải n hay trả tiền ship cơ.   Giá cả rất rẻ 480k và sau 2 ngày đã có mặt tại bàn làm việc của mình.
  • Phí đi lại, xăng xe :), gửi xe ở các Agency: Độ 10k nữa cho 2 lần đi
  • Phí chuyển phát nhanh kết quả visa : ai mà ko muốn đi lại nhiều mất time có thể đăng kí dịch vụ chuyển phát nhanh.
    • TLS Contact bắt nộp phí chuyển phát nhanh là 110k 😐 đứng hình cmnl nên mình ko chọn vì từ chỗ mình làm ra đó đi lại mất có 5 phút bọ, tốn 110k quả thật ko xứng. Nhưng phải nói TLS Contact làm tiền vãi luôn.
    • VFS Global thì chỉ bắt nộp 35k nếu là nội thành và các tỉnh khách thì tầm 65k thôi.
  • Phí nộp bổ sung hồ sơ + hưởng dịch vụ VIP: đây là cái phí do TLScontact khai sinh ra nhằm moi thêm tiền của người xin visa nào mà có lỡ… quên 1 số hồ sơ. Với chi phí 725,000 thì bạn được ngồi phòng chờ vip, có đồ ăn nước uống đầy đủ, được nộp bổ sung hồ sơ đến 4h30 hàng ngày :v. Theo mình thì nó chỉ là trò làm tiền của TLS Contact thôi nên các bạn hãy cố gắng chuẩn bị hồ sơ cho chuẩn chỉ, đừng làm thiếu gì nhé.

Tổng cộng lại chi phí đi xin visa của mình là : 3.2 triệu tất tần tật ! Nhưng các bạn vì mới tăng giá thì sẽ là 3.7 Triệu!

Chi phí xin visa Schengen
Bảng chi phí visa Schengen

Thật ra chi phí này so với phí xin dịch vụ vẫn rất là rẻ đó nha. Theo mình biết và có tham khảo 1 số bạn bè anh chị thì giá dịch vụ dao động từ 200-> 250 đô (tầm 4.8->  đó.

Mà dịch vụ chỉ cover cho chúng ta phí dịch thuật, công chứng, chứ những thứ liên quan đến giấy tờ  tài chính cá nhân vẫn phải trả mà các bạn :P. Cả vụ đi nộp chúng ta vẫn phải đi chứ đâu phải họ nộp xong mình ko đi nữa đâu. Thế nên vẫn là tự nộp ok hơn.

Xin visa Schengen trước bao nhiêu ngày

Tối thiểu là trước 15 ngày và tối đa trước 90 ngày so với ngày khởi hành. Tuy nhiên từ 01-01-2020 thì sẽ được phép xin trước 6 tháng là tối đa đó nha :P. Ahihi, 6 tháng là đủ có vé siêu rẻ rồi.

Xin Visa Schengen nước nào dễ nhất?

Nên xin visa ở ĐSQ nào?

Đó là câu hỏi nhiều bạn thắc mắc vì họ rất mông lung, nhất là khi schengen có tận 26 nước  cơ mà T.T. Ban đầu mình cũng băn khoăn và thế là qua quá trình tìm hiểu mình rút ra ntn.

Trước tiên, để biết được mình nên xin visa ở đâu, bạn cần nên biết visa Schengen cho phép apply ở 1 nước trong khối Schengen với 1 trong 2 điều kiện sau:

  • Điều Kiện 1: đó là nước bạn sẽ lưu trú lâu dài nhất :  VD bạn có 2 tuần thì 1/2 hoặc 2/3 thời gian bạn sẽ ở nước đó. Bạn cần chứng minh bạn đủ điện kiện 1 với 1 lịch trình cực chi tiết
  • Điều kiện 2: Đó là nước bạn sẽ nhập cảnh đầu tiên . Cái này chỉ cần chứng minh bằng vé máy bay.
  • Điều kiện 3: nếu bạn nộp dạng thăm thân thì người thân ở đâu thì nên xin visa ở đó.

Về lí mà nói, bạn sẽ có thể xin visa nước này nhưng nhập cảnh nước khác, nhưng đời không như là mơ, có nhiều bạn đã xảy ra vấn đề:

  • Xin visa Pháp nhập cảnh Đức => bị giữa lại hỏi và thậm chí nhân viên ko cho bay hoặc đến sân bay rồi nó ko cho nhập cảnh do nghi ngờ lừa dối vì trước đó đã apply Pháp và gửi 1 lịch trình đi Pháp.
  • Xin visa Pháp nhập cảnh Ý=> cũng có người đóng dấu Observation (tức là thuộc diện bị theo dõi, sau đó bị gây khó dễ khi làm visa schengen lần tiếp theo)
  • Xin visa Pháp nhập cảnh nước nào đó : đi về ko sao nhưng lần khác xin visa thậm chí bị trượt.

Thế nên trước khi nộp nước nào cần tính toán các bước kĩ càng. Lời khuyên của mình là bạn định đến nước nào đầu tiên thì cứ xin visa ở nước đó. Trong trường hợp xin visa nước dó khó quá thì cố mà xin visa nước khác dễ hơn và thay đổi lịch trình 1 chút xíu nhé.

So sánh việc nộp visa ở các ĐSQ

Chọn Đại Sứ Quán không chỉ liên quan đến điều kiện mà còn phải phụ thuộc vào việc hồ sơ bạn có đảm bảo xin đậu DSQ đó có đỗ không. Dưới đây là so sánh của mình ở 1 số DSQ nhé:

Nộp visa Schengen ở nước nào là dễ nhất?
bảng so sánh các nước thường có người nộp visa Schengen

Theo mình được biết, xin visa ở DSQ PHáp là dễ nhất trong các nước và ngoài ra máy bay đến Paris cũng là 1 trong những đường bay hay được khuyến mại nhất của các hãng máy bay. Cho nên mình dù không thích Paris lắm vẫn xin visa ở DSQ Pháp. Ngoài ra thì Hy Lạp cũng khá dễ nhưng éo le là bạn phải bỏ tiền mua 1 cái landtour bên Hy Lạp xong nhờ bọn agent gửi thư mời cho. Bọn Hy lạp làm thế chắc để khuyến khích khách chi tiêu vào ngành du lịch nước nó hay sao ấy :v.

Update  1 số thông tin về visa du lịch Đức: mới gần đây thấy có nhiều bạn đã apply và xin được visa du lịch Đức, có vẻ như là sau vụ Trịnh Xuân Thanh thì Đức hạn chế cấp visa Du lịch cho Việt Nam nhưng gần đây bình thường hoá quan hệ trở lại thì lại ok hơn 1 chút. Nhưng thiết nghĩ là các bạn vẫn nên cẩn trọng, chứ đừng quá tự tin dù xin visa ở nước nào đi nữa nhé.

Thủ tục xin visa Schengen để du lịch Châu Âu (từ ĐSQ Pháp)

Trong phần này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân mình khi đi xin visa Schengen ở đại sứ quán Pháp.

Để xin được visa Schengen ở đại sứ quán, các bạn phải trải qua các bước sau:

Nộp đơn xin visa Schengen online

Các bạn truy cập vào https://france-visas.gouv.fr   để điền đơn xin visa. Sau khi submit đã xong hồ sơ, các bạn sẽ có 1 cái mã hồ sơ,  1 receipt với danh sách đầy đủ hồ sơ bạn cần chuẩn bị và đơn xin visa bạn có thể in ra, dán ảnh đem nộp.

Các bạn theo dõi hướng dẫn chi tiết của mình vụ điền đơn visa online này nhé.

  • Đăng kí 1 tài khoản của bạn trên trang France-visas.gouv.fr

Thủ tục xin visa schengen
Tạo tài khoản trong france-visa
  • Điền 1 số thông tin cơ bản ban đầu

Xin visa Pháp
Điền đúng số ngày bạn đi du lịch nhé

Các bạn chú ý nhé, ĐSQ Pháp sẽ cấp số ngày theo số ngày bạn khai, nhưng thường là số lẻ. Ví dụ: bạn kê khai là bạn đi 23 ngày thì sẽ được làm tròn thành 30 ngày hoặc 12 ngày thì thành 20 ngày ấy.

  • Điền thông tin cá nhân của bạn

Thủ tục xin visa schengen
Điền đúng số passport và kiểm tra lại ít nhất 2 lần trước khi save nhé
Cách xin visa đi châu âu
Điền thông tin chính xác, đặc biệt là số điện thoại

Các bạn nên tra cứu post code của địa chỉ các bạn sẽ điền. Các bạn nên điền địa chỉ trong hộ khẩu nhé và khi nộp thì nộp cùng hộ khẩu nha.

Lưu ý: Khi điền địa chỉ, không cho dấu “,”, hay “-” để ngăn cách các phần trong địa chỉ.

Vd: Địa chỉ của bạn là phòng 304, Chung cư Thống Nhất, Đê La Thành…. thì các bạn nên ghi địa chỉ là Room 304 Thong Nhat Building De La Thanh.

  • Điền thông tin chức vụ, nghề nghiệp

Phần này thì phải điền chuẩn, đề phòng đại sứ quán họ hỏi và gọi điện cho công ty. Cách tốt nhất là các bạn nên tra cứu hồ sơ đăng kí kinh doanh của công ty mình để khai báo tên công ty cho chuẩn.

đơn xin visa schengen đại sứ pháp
Phần tên công ty lưu ý điền đúng theo như giấy phép kinh doanh của công ty nhé
  • Tình trạng visa (trước đây nếu có)

Xin visa châu âu có dễ không
nếu bạn đã từng xin visa rồi thì cân nhắc tick yes ở đây nhé
  • Điền ngày đi và ngày về của chuyến đi

Điền thông tin visa schengen
Nhớ chọn đúng loại visa và ngày đi/ về chuẩn nhé

Chú Ý: Có nhiều bạn có báo lại là các bạn ấy phải trình diện đại sứ quán sau chuyến đi. Các bạn ấy bị set lịch trình diện 2 ngày sau ngày đi về các bạn ấy chọn trong đơn xin visa online. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của mình thì đại sứ quán sẽ cấp visa có thời hạn chỉ trước 2 ngày so với ngày bắt đầu chuyến đi các bạn khai ở trong đơn online => Các bạn nên cẩn thận chọn ngày nhé.

Để đảm bảo ngày có vé giá rẻ, các bạn tham khảo trang skyscanner. Trang đó cho check giá vé máy bay giá rẻ nhất là vào ngày nào.

vé máy bay đi châu âu giá rẻ
Lên skyscanner để chọn ngày giá rẻ nhất nhé
vé máy bay giá rẻ đi Châu Âu
Chọn ngày đi du lịch Châu Âu dễ dàng hơn nhờ có skyscanner
  • Điền thông tin chỗ mình sẽ ở khi sang Pháp

Sẽ có 3 lựa chọn :

  • A person will be accommodating me: chỗ này mình sẽ điền thông tin bạn bè, người thân sẽ cho mình ở nhờ khi ở bên Pháp nhé.
nơi ở khi xin visa schengen
Điền thông tin nếu bạn ở nhờ người quen bạn bè ở Pháp và có thư mời
  • A company, organisation or establishment will be accommodating me: đây là phần dành cho người nào đi công tác
  • My hotel or place of accommodation (if different): đây là phần dành để điền thông tin khách sạn bạn sẽ ở bên Pháp. Bạn sẽ điền khách sạn đầu tiên nhé. Chú ý điền đúng thông tin của khách sạn vì khả năng đại sứ quán sẽ gọi điện và hỏi khách sạn để xác minh bạn có thật đã đặt ở đó không.
khách sạn ở châu âu
nhớ điền đúng thông tin nhé
  • Điền thông tin về khả năng chi trả cho chuyến đi 

Có 2 lựa chọn : 1 là bạn tự chi trả và thứ 2 là bạn có người bảo lãnh

  • Tự chi trả (Myself)
  • Có người bảo lãnh (By another guarantor)
Bằng chứng chi trả chuyến đi du lịch Châu Âu
  • Điền thông tin cho những người nộp visa cùng bạn

Lưu ý nè, nếu bạn nộp hồ sơ cho 1 nhóm, ko phải cho một mình bạn, nên nhớ là đơn xin visa của mỗi người sẽ được nộp cùng bạn. Sau khi đã hoàn thành xong hồ sơ của mình, bạn phải add thêm hồ sơ cho những người khác

Thêm hồ sơ người đi xin visa schengen cùng nhóm
  • Submit đơn xin visa online

Sau khi submit đơn online, bạn sẽ nhận được 1 receipt từ france-visas kiêm danh sách hồ sơ (check list) cần nộp và 1 đơn xin visa có chứa thông tin bạn đã nhập online.

giấy biên nhận của đại sứ quán pháp
giấy biên nhận của đại sứ quán pháp

Mình sẽ phải in cả 2 loại giấy tờ này ra nhé

Đặt lịch hẹn ở TLS Contact

Sau khi bạn đã submit xong đơn online, bạn sẽ phải tự liên hệ với tlscontact để đặt lịch hẹn, toàn toàn trái ngược với cái thông báo trên TLScontact là được TỰ ĐỘNG chuyển sang TLScontact.

Đặt lịch hẹn ở TLS Contact Hà Nội hay Sài Gòn thì sau khi submit đơn visa xong, cái trang France-visas sẽ thông báo căn cứ vào địa chỉ bạn cung cấp ở trong phần đơn xin visa online ấy, thông thường là nó giống như trong hộ khẩu. Nhưng trên TLScontact thì thấy họ thông báo là được nộp ở đâu cũng ok, miễn là tiện với mình :). Đây là nguyên văn họ nóiĐại sứ quán Pháp tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể tiếp nhận xử lý hồ sơ xin cấp thị thực của các đương đơn đến từ tất cả các tỉnh và thành phố khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam.Vì vậy, quý khách được quyền lựa chọn trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực TLScontact Hà Nội hoặc TLScontact Thành phố Hồ Chí Minh để nộp hồ sơ.” 

Cho nên là nhiều bạn thấy đặt ở TLScontact Sài Gòn vừa kiêu lại vừa khó thì hay chuyển qua Hà Nội nộp :). Vậy hoàn toàn ok nhé.

Theo mình thì nên đặt vào ngày đầu tuần :), như vậy bạn sẽ có 2 ngày cuối tuần để rà soát lại hồ sơ và chuẩn bị cho thật đầy đủ. Với nữa là các ngân hàng làm việc vào sáng thứ 7 nên sẽ dễ dàng cho bạn đi lấy giấy xác nhận tài khoản…

Đây là quy trình đặt mình đã trải nghiệm qua nhé

Đăng kí với email mình hay dùng để nhận thông báo chuẩn của TLSContact nhé

đăng kí tại tlscontact
Đăng kí hồ sơ ở TLScontact Hà Nội
  • Xác nhận tài khoản : hãy nhớ mở email của TLS gửi vào hòm mail của các bạn (có thể vô spam hoặc mục promotion), rồi click vào link xác nhận nhé
Visa schengen đi châu âu
Đăng kí xong nhớ activate account nhé
  • Tạo hồ sơ với mã số hồ sơ mình có ở trên trang France-visas hoặc ngay trên tờ Receipt mà down về khi submit đơn xin visa xong. Mã số sẽ bắt đầu bằng các kí tự FRA….
Đặt lịch tại TLSContact
Tạo Application ở TLScontact
1
  • Đặt lịch hẹn: Theo mình, tốt nhất nên đặt lịch hẹn lúc 8h sáng, khi đó là sáng sớm, ít người nộp. Ngoài ra 1 lí do nữa là các bạn nên chuẩn bị tinh thần có thể sẽ bị gọi bổ sung hồ sơ, vậy nếu nộp buổi sáng, mình sẽ có thể chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngay trong ngày. Vậy là tốt nhất đó. Như chị bạn mình, bị bắt nộp thêm giấy tờ và cho phép đến 2h chiều nộp. Nếu mà giả sử chọn ca buổi chiều thì coi như phải mua gói Premium để được bổ sung trước 4h….=> tốn tiền mà chẳng để làm cái gì cả.

2

Lịch hẹn nên cách ngày bạn nộp visa ít nhất là 5 ngày 🙂 để bản thân mình có thời gian chuẩn bị cho kĩ và tránh sai sót nhé.

Sau khi đã nộp xong đơn online, lên được lịch hẹn, chúng mình bắt đầu vào 1 phần vô cùng phức tạp mà cũng thật sự là quan trọng nhất : hồ sơ xin visa Schengen.

Chuẩn bị hồ sơ xin visa Schengen

Sau khi nộp xong đơn online, France-visas gửi cho bạn 1 cái check list các hồ sơ cần nộp. Mình sẽ list hết ra ở đây và lưu ý từng mục 1 nhé:

  • Passport
  • Photo passport
  • Đơn xin đính kèm ảnh
  • Ảnh ngoài nộp kèm
  • Lịch trình chi tiết
  • Vé máy bay
  • Booking khách sạn
  • Letter of Expression
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập, công việc
  • Giấy tờ chứng minh tài chính
  • Photo Bảo hiểm du lịch
  • Photo Sổ hộ khẩu (có thì nộp, không thì thôi)

Mình có hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa Schengen chi tiết ở dưới, các bạn tham khảo nha.

Sau khi chuẩn bị xong, các bạn hãy sắp xếp hồ sơ theo thứ tự trong tờ Receipt và nên kẹp các tài liệu cùng một mục đích vào với nhau.

Vd: Tài liệu như Letter of Expression, Booking khách sạn, Vé máy bay, lịch trình thì nên được để cùng nhau vì chúng chứng minh là bạn đã chuẩn bị cho chuyến đi.

Lưu ý, các giấy tờ lấy từ ngân hàng chỉ nên lấy trong vòng 1 tuần đổ lại, dài hơn là nó sẽ mất hiệu lực nghen.

Nộp hồ sơ tại văn phòng TLS Contact

Các bạn sẽ đến đúng vào ngày các bạn đã đặt lịch sẵn.

Đây là địa chỉ TLScontact:

  • Hà Nội: Tầng 8 tòa nhà Pacific Place,  83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Sài Gòn: Tầng 12, tòa nhà Vincom Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, quận 1, TP HCM.

Đại sứ quán sẽ làm việc từ 8h-> 16h30 chiều nhé.

Hạn cuối nộp hồ sơ visa là 16h chiều còn hạn cuối lấy kết quả visa là 16h30 chiều trong ngày.

Thông thường thì TLS Contact nó sẽ có 2 cửa.

  • Cửa lớn để người nộp nộp
  • Cửa bên cạnh để gửi các thiết bị điện tử

Mọi người sẽ tập trung ở cửa lớn nhưng thực chất thì đều phải ra cửa bên cạnh để gửi đồ trước khi vào được TLS Contact. Đồ thì chỉ cần gửi điện thoại máy ảnh rồi sau đó cầm chìa khóa họ đưa cho thôi.

Khi đến nơi thì các bạn sẽ  phải kiểm tra an ninh nhé. Nhưng kiểm tra xong thì sẽ vào hàng đợi để vào cổng nộp hồ sơ.

1 bạn nữ làm receiption sẽ kiểm tra:

  • Tờ receipt mà bạn đã in ra khi nộp trên france-visas. Nếu không có tờ receipt này, xin mời bạn rời hàng và đến cái máy tính bên cạnh, đăng nhập vào tài khoản france-visas và tự in tờ receipt đó ra.
  • Các giấy tờ 1 cách sơ qua.

Sau vòng kiểm tra sơ bộ này, các bạn sẽ vào được phòng bên trong để trực tiếp nộp hồ sơ cho nhân viên TLSContact.

Mình nộp ở TLScontact ở Hà Nội thì có khoảng 4 cái bàn nhỏ dành cho nhân viên, tức là cùng 1 lúc chỉ nộp được 4 người thôi, những người còn lại sẽ phải ngồi đợi. Mình đến 8h thì 8h10 đã vào phòng đợi. Đợi khoảng 2-3 phút thì đúng lúc nộp được hồ sơ .

Khi nộp hồ sơ, bạn nữ nhân viên có xem xét kĩ hồ sơ mình theo cái check list, bạn ấy hỏi mình cho show hợp đồng lao động gốc, và sổ bảo hiểm gốc (vì những giấy tờ của mình là dịch công chứng). Và bạn này xem rất kĩ tờ đơn, trong phần đơn thấy mình ghi thêm các nước mình sẽ đi trong chuyến đi bằng bút bi, bạn này yêu cầu mình kí vào các thay đổi đó (vì nó không nằm trong đơn trên france-visas).

Ngoài ra, bạn này còn xem rất kĩ cái lịch trình và đối chiếu luôn với cái booking khách sạn  từng ngày một.  Bạn này cũng hỏi mình là những ngày mình không ở khách sạn thì ở đâu. May là mình có note lại là mình đi bus đêm và có cả chuyến và thời gian đi cũng như hãng xe bus. Bạn đó đánh dấu luôn những ngày đó.

Bạn này không hề xem qua dù chỉ 1 s chứng minh tài chính của mình. Amen :)).

1 chị mình quen thì khi nộp hồ sơ không thấy hỏi quá nhiều về lịch trình, chỉ hỏi về công việc và tài chính. Và nhân viên TLScontact yêu cầu chị ấy phải nộp bảng lương 3 tháng gần nhất và có dấu của công ty. Có lẽ vì rắc rối về giấy tờ nên chị ấy có thời gian duyệt dài kinh khủng – 5 tuần dó các bạn. Mình sẽ lưu ý với các bạn 1 số điều khi chuẩn bị hồ sơ xin visa Schengen nhé.

Sau khoảng 10 phút thì hồ sơ của mình nộp xong, mình sang 1 bên lấy dấu vân tay, chụp ảnh và nộp tiền. Sau đó họ sẽ cấp cho mình 1 tờ biên nhận và các bạn nhớ nhé, tuyệt đối giữ cẩn thận tờ biên nhận này vì các bạn sẽ phải mang nó theo đi lấy kết quả đó.

Cay nhất là hôm đó mình không trang điểm, không ăn mặc đẹp nên lúc chụp hình ở đấy như con ngáo ngơ. Chụp xong cứ nghĩ họ sẽ chỉ lấy ảnh đó cho vào hồ sơ thôi, ai mà ngờ được là ảnh đó người lại thành ảnh dán vào visa, nên hình ảnh lúc nhìn trên visa xấu kinh khủng :(( ahuhu. Bạn nào đi nộp thì nhớ

Xin visa schengen mất bao lâu

Nhân viên TLSContact có nói với mình là thời gian xét duyệt visa schengen sẽ mất từ 5-15 ngày. Sau thời gian đó mà không có thông báo từ TLScontact thì cần liên hệ với họ ngay.

Sau khi nộp xong, các bạn có thể theo dõi thông tin nộp visa ở trên tlscontact này:

Theo dõi thông tin thị thực châu âu trên TLS Contact
TLSContact sẽ thường xuyên cung cấp thông tin thị thực trên account cá nhân nhé. Mọi người theo dõi là biết lúc nào có kết quả.

Và thật may mắn là sau đúng 5 ngày làm việc, ngày thứ 5 kể từ khi nộp hồ sơ (tất nhiên không tính dịp nghỉ lễ và tết) vì mình nộp hôm 11/4, mình lấy kết quả vào hôm 19/4.

Theo mình được biết từ nhiều bạn đã xin visa thì :

  • Visa schengen xin theo đoàn sẽ có kết quả sớm hơn visa cá nhân, nhất là visa nộp kiểu đi 1 mình và là con gái như mình. Bạn mình nộp visa Pháp trước mình 1 tuần thì có kết quả sau 3 ngày vì nộp visa đoàn và đi tour.
  • Người nộp visa cá nhân nói chung khá bất lợi khi nộp visa Schengen vì chẳng biết chính xác bao giờ được trả kết quả. Như chị bạn mình, rõ ràng hồ sơ chẳng có gì khác mình nhưng lại bị xét hồ sơ đến 5 tuần liền và khi gọi điện cho đại sứ quán và TLS thì họ chỉ bảo là họ vẫn đang xem xét, mình cứ chờ thôi.
  • Có nhiều người không đủ điều kiện sẽ được gọi điện phỏng vấn qua điện thoại, người nào nhanh thì sau đúng 1 tuần sẽ gọi đi phỏng vấn, người nào không nhanh thì phải đợi mấy tuần. Và phỏng vấn thì sẽ loanh quanh vấn đề về công việc, lịch trình, có người hỏi số điện thoại bàn đề gọi xác minh xem có đúng là đang làm việc ở công ty đó không nữa nhé. Những người không đủ điều kiện mình thấy cũng toàn người mà hồ sơ không mạnh, hộ chiếu trắng, chưa đi nước nào, hoặc có vấn đề trong hồ sơ. Thông thường sau khi gọi điện phỏng vấn xong thì khoảng 1 tuần sau cũng có kết quả luôn.
  • Kể cả đi nộp cùng nhau thì cũng không chắc sẽ có kết quả giống nhau hay có sớm hay muộn giống nhau. Có nhiều người đi nộp cùng nhau mà người đõ người không và người thì nhận kết quả sớm, người lại nhận kết quả muộn đó.

Trả kết quả visa Châu Âu

Đến hôm có kết quả thì bạn sẽ TLSContact cập nhật trên account cá nhân, đồng thời bạn còn nhận được:

  • Email thông báo
  • Tin nhắn thông báo

Ai không nhận được thông báo và check status không update thì tức là vẫn đang process nhé.

Với những người không nhận được tin nhắn thì cũng đừng lo nhé, hãy kiểm tra trang kết quả TLScontact và email của mình. Chị mình quen không nhận được tin nhắn nhưng vẫn có email đó.

Khi nhận được thông báo, các bạn nhanh chóng chuẩn bị 2 giấy tờ sau:

  • Receipt hôm nọ được phát
  • Photocopy CMND

CMND bạn có thể không cần photo, nhưng lúc đến TLSContact sẽ mất thêm 2k tiền phí photo đó.

Bạn có thể đến vào buổi trưa không phải giờ đi làm vì TLSContact làm việc xuyên trưa (ít nhất là chỗ trực gửi đồ và nhận kết quả).

Chỗ nhận kết quả chính là chỗ mà các bạn gửi điện thoại hay thiết bị điện tử khi nộp hồ sơ. Khi nhận hồ sơ, nhớ kiểm tra phong bì có niêm phong nhé. Nếu đỗ visa, trong phong bì sẽ không có gì ngoài cái passport và 1 cái tờ biên nhận số tiền bạn nộp visa cùng 1 lưu ý các giấy tờ mang đi khi nhập cảnh.

Nếu không đỗ, ngoài các giấy tờ trên, bạn sẽ có 1 tờ ghi rõ lí do bạn bị trượt.

kết quả visa Schengen
Phong bì và tờ màu vàng bên trong

Trình diện sau khi trở về

Có 1 số trường hợp đại sứ quán bắt trình diện sau khi trở về. Thường là trình diện sau 2 ngày so với lịch trình bạn nộp, thế nên các bạn hết sức chú ý đến việc trình diện này. Nhớ đến trình diện nhé, không là lần sau họ sẽ lưu lại cái vết ” không trình diện” và hồ sơ của bạn và gây khó dễ khi xin visa Schengen lần nữa đấy.

Hồ Sơ Xin Visa Schengen- Hướng dẫn chi tiết

Tờ khai xin thị thực

Sau khi bạn nộp xong đơn visa online, bạn cần in tờ đơn đó ra, dán ảnh, hiệu chỉnh 1 số phần và kí tên vào đó.

1 số phần cần hiệu chỉnh là :

  • Mục 22: Những nơi bạn sẽ đi (Member State(s) of destination): Phần này mặc định trong đơn là France, nhưng thật ra là phải bổ sung toàn bộ quốc gia khác bạn sẽ đi có trong lịch trình. Phần này, ngay cả khi bạn không điền thêm, nhân viên TLScontact cũng sẽ note lại và bắt bạn kí vào đó
  • Mục 23 : Nơi bạn đến đầu tiên (Member State of first entry): Phần này bạn sẽ thấy trong đơn đang để trống. Bạn hãy điền tên nước bạn sẽ đi máy bay đến. Trong trường hợp này, thì mình ghi là France. Nhìn chung vẫn là nên xin visa nước nào thì bay máy bay đến nước đó.

Với chữ kí, lưu ý phải kí giống như trong passport trang đầu tiên nhé. (tốt nhất trong passport, hãy kí bằng bút chì).

Ảnh thẻ

Phần này tưởng chừng là đơn giản mà vô khối bạn làm sai.. Về ảnh, tlscontact có hẳn 1 quy định cho phần ảnh nhé.

  • Ảnh chụp gần đây
  • Ảnh nền trắng giống passport
  • Ảnh show ra 80% khuôn mặt :P. : tức là sẽ crop sát mặt nhé các bạn
  • Kích thước chung là 3.5×4.5 cm
  • Ảnh ko photoshop
  • Mặt nhìn thẳng và ko bị che lấp bởi tóc
  • Ánh sáng hài hòa, không bị phản chiếu đèn flash, hoặc mắt đỏ, hoặc bóng tối

Đây là ảnh mẫu nhé

ảnh thị thực schengen

Passport

Đại Sứ quán yêu cầu phải nộp hộ chiếu gốc và 1b ản photo tất cả các trang không còn trống trong hộ chiếu nha các tình yêu.

Passport còn hạn ít nhất 6 tháng (tính từ thời gian từ Châu Âu về) và có đủ ít nhất 3 trang trống để dán stamp các nước và visa.

Với những ai đã thay passport thì phải nộp kèm theo 1 bản photo của passport cũ nhé

Lịch trình visa Schengen

Đây là phần mình bị hỏi khá nhiều, chủ yếu là do mình để đêm ngủ trên xe bus đường dài ấy các bạn. Nhưng nói thật thì mình tin tưởng đây là phần quan trọng gần nhất trong bộ hồ sơ xin visa Schengen đó nha.

Đây là lịch trình mẫu khi xin visa schengen của mình

Để copy lịch trình mẫu, các bạn vào file-> make a copy nhé 🙂

Về lịch trình thì khi xin visa mình làm lịch trình cho 23 ngày đi các nước khác nhau nhưng tập trung chủ yếu là Pháp và đi và về đều từ Pháp hết. Dưới đây là 1 số lưu ý dành cho các bạn, đúc rút từ kinh nghiệm của chính mình:

  • Lịch trình nên có chi phí chi tiết, nên liệt kê tất cả các hạng mục chi phí ra để khi mà nộp chứng minh tài chính (thường nên chứng minh mình có gấp đôi chi phí) thì nó sẽ có ý nghĩa và tạo sự tin tưởng từ đại sứ quán
  • Lịch trình phải vô cùng chi tiết đến từng địa điểm cụ thể trong từng ngày. Ví dụ, ngày bạn đi Paris, bạn phải ghi rõ là đi đâu, đi sáng hay chiều. Chi phí mỗi điểm như thế nào, đi phương tiện gì.
  • Nếu bạn đi nhiều nước, hãy làm sao để 2/3 lịch trình là đi du lịch ở nước mà bạn sẽ apply xin visa và tốt nhất là nên đi và đến từ nước ấy. Như mình xin 23 ngày visa schengen ở đại sứ quán Pháp thì mình làm 11 ngày là ở Pháp, còn lại ở Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan.

Bí Kíp này: để làm lịch trình nhanh, mình hay sử dụng google trip gợi ý lịch trình ở mỗi thành phố. Có nhiều lịch trình mẫu nhưng google trip vừa nhanh, lại ghi rõ là đi đâu bằng phương tiện gì :). Và thậm chí còn có cả giá vé và giờ mở cửa của từng địa điểm cơ.

đặt vé máy bay đi châu âu
Nhớ chọn Napas khi muốn thanh toán trả sau của Vietnam airlines

Letter of Expression hoặc thư mời

Đây cũng là một trong những giấy tờ cực kỳ quan trọng. Với những bạn nào đi tour thì công ty tour sẽ viết 1 cái thư này gửi cho đại sứ quán. Còn những bạn mà xin visa để thăm thân và bạn bè thì đây chính là bức thư mời của bạn bè bạn và người thân ở bển gửi cho bạn đó.  Còn với những bạn đi du lịch châu Âu tự túc như mình thì sao? Đây là lá thư giải thích cho Đại Sứ Quán về :

  • Tại sao mình muốn đi Châu Âu
  • Mình đã chuẩn bị cho chuyến đi ntn
  • Tình yêu với cái nước bạn định apply visa 😛
  • Hứa hẹn với đại sứ quán là mình sẽ tuân thủ pháp luật và quy định của nước mà bạn định xin visa

Mẫu Letter of Expression của mình nhé

Các bạn vào File – Make a copy nhé :P. Nhớ điền thông tin mình cho chính xác và hãy check kĩ lỗi sai chính tả. Thư này sẽ được viết bằng tiếng Anh nha.

Với những bạn mà có thư mời từ bạn bè, người thân bên các nước Schengen thì phần này là phần Thư mời của họ. Phần thư mời cần nêu rõ:

  • Quan hệ với người được mời
  • Lí do mời

Và đặc biệt là những thư mời này phải có chữ kí và đóng dấu của tòa thị chính nơi người mời sinh sống và kèm theo chứng nhận đón tiếp của tòa thị chính.

Vé máy bay đi Châu Âu

Đại sứ quán Pháp thật nhân từ khi chỉ yêu cầu vé máy bay đi và về từ Pháp thôi :).  Đại sứ quán Ý thì đòi cả vé máy bay cả đi các địa điểm khác nữa cơ ấy.

Và vé máy bay ở đây chỉ là booking đặt trả sau thôi, chứ không phải mua luôn vé thật nhé các bạn nhé.

Để đặt được vé trả sau các bạn có thể đặt các hãng sau:

  • Vietnam Airlines: 24h cancel
  • Qatar Airlines : 48h cancel. 72h thì là 15 euro thêm phí cancel.

Mình thì đặt Qatar Airlines, cũng dễ dàng lắm. Còn Vietnam Airlines, các bạn phải chọn thanh toán Napas nhé rồi sau đó mới chọn trả sau :P.

đặt vé máy bay đi châu âu

Booking khách sạn

Tương tự với xin visa Hàn Quốc và xin visa Nhật Bản, bạn chỉ cần vào booking.com hoặc agoda để  đặt một loạt các phòng khách sạn tương ứng với lịch trình của mình.

Chú ý, bạn cần đặt các khách sạn như sau :

  • Đặt mà trả sau tại khách sạn: Nhớ chọn option trả sau
  • Có thể hủy miễn phí nhưng nhớ là thời hạn hủy là sau ít nhất 2 tháng kể từ lúc bạn đặt nhé (chứ nếu hủy chỉ trong vòng 1 tuần thì sẽ hơi nguy hiểm).
  • Chi phí hợp với chứng minh tài chính và lương lậu của bạn. VD: khách sạn quá sang 5 sao thì không phù hợp khi bạn chỉ làm công ăn lương với mức lương 15-20 củ/tháng.
  • Không charge tiền toàn bộ tiền phòng khi bạn cà thẻ để đặt. Rất nhiều khách sạn châu Âu có thói quen là sẽ thử charge 1 Euro  khi bạn để thẻ của mình trên booking.com. Nếu chỉ 1 euro thì cũng ok, nhưng nhiều hostel đểu nó charge hơn 10-20 euro và gần như là toàn bộ tiền phòng khách sạn. Nên nếu bạn đặt booking trả sau tại khách sạn mà khách sạn charge tiền toàn bộ thì tức là nó lừa đảo, cancel ngay khách sạn đó nhé. Và nên nhớ là tuyệt đối không dùng thẻ credit card để đặt phòng trên booking.com nhé. Booking.com sẽ cung cấp thông tin thẻ cho các khách sạn nên các bạn chỉ nên dùng loại thẻ visa debit với số tiền tối thiểu khoảng 100-200k trong tài khoản thôi các bạn nhé.

Bạn phải giữ booking cho đến khi đại sứ quán trả kết quả visa schengen nhé. Có rất nhiều trường hợp xảy ra vấn đề: Đặt rồi hủy, đến khi đại sứ quán xem xét hồ sơ, họ nghi ngờ, liên hệ với khách sạn mà không thấy bạn đặt => visa fail. Có nhiều trường hợp kinh khủng hơn là đã có visa rồi, nhưng mà đổi booking và cả lịch trình và bị thu hồi và hủy visa đó.

Vậy nên mặc dù phần booking khách sạn này không phải là việc khó để có được nhưng chú ý hết sức chú ý khi đặt và giữ booking bạn nhé.

Bảo hiểm Du lịch Châu Âu

Đại sứ quán yêu cầu ai cũng phải có bảo hiểm với những điều kiện sau:

  • Mức trách nhiệm của bảo hiểm tối thiểu là 30.000 USD
  • Có hiệu lực toàn bộ các nước thuộc khối Schengen
  • Có hiệu lực trong toàn bộ chuyến đi

Với yêu cầu như vậy thì thật ra có rất nhiều hãng bảo hiểm thỏa mãn :

Bảo hiểm visa schengen
Bảng giá 1 số hãng bảo hiểm nổi tiếng

Nói chung, mình thấy các hãng bảo hiểm đều có mức giá na ná nhau cho 20 ngày đổ lại. nếu bạn đi nhiều hơn thì hãy chọn bảo hiểm Việt Nam. Mình thì vẫn kiên trì với triết lí- người Việt dùng hàng Việt nên mình mua của Bảo Hiểm. Hãng này cũng rất rẻ, rẻ nhất trong tất cả, và được 1 cái ưu điểm là nó flexible ngày cho mình. Còn các hãng khác là đăng kí ngày nào là chỉ dùng dược ngày ấy.

Mấy bảo hiểm này đều có thể mua online , certificate sẽ được gửi lại email cho bạn. Bạn chỉ cần mang ra in cái bản certificate và đính vào hồ sơ visa schengen của bạn thôi.

Giấy tờ chứng minh địa vị xã hội khi xin visa schengen

Để chứng minh được địa vị xã hội thì theo gợi ý của tờ receipt thì có những giấy tờ như : hợp đồng lao động, giấy xác nhận nghề nghiệp, giấy cho phép nghỉ phép có chữ ký của người sử dụng lao động , các giấy tờ liên quan đến lương hưu.

Mình sẽ chia sẻ chi tiết từng loại giấy tờ 1 nhé

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là điều kiện tiên quyết để chứng minh công việc của bạn. Nếu hợp đồng của bạn không có tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, bạn phải dịch nó sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp và photo công chứng bản tiếng Việt. Đại sứ quán không cần bạn công chứng nhà nước nên công chứng phường và công chứng tư nhân đều ok.

Nhớ mang theo bản chính để đối chiếu với bản copy nhé.

Có nhiều bạn đã nói là bản dịch không cần công chứng nhưng mà mình đã gọi điện hỏi xác nhận với TLScontact thì họ báo là bắt buộc phải dịch công chứng nên mình phải dịch công chứng thôi :). Trên mạng lắm thấy nhiều ma nên cứ TLScontact mà hỏi cho chắc nhé.

Sơ yếu lí lịch

Cái này là dành cho các ông, bà, các cô các bác, các chú đã nghỉ hưu và những bà nội trợ không đi làm. Mọi người kê khai đầy đủ và xin xác nhận của phường để đi nộp nhé. Sau đó mọi người dịch và công chứng tờ sơ yếu lí lịch này nhé.

Giấy bổ nhiệm chức vụ

Cái giấy tờ này là dành cho các anh chị nào làm giám đốc, chủ tịch….. của chính doanh nghiệp của mình. Các anh chị làm giấy này (song ngữ hoặc bản tiếng Việt rồi đem dịch) và đính kèm trong hồ sơ nhé.

Sao kê tài khoản trả lương 3 tháng gần nhất

Để chứng minh thu nhập đến từ lương thì cách đáng tin cậy nhất chính là xin sao kê tài khoản trả lương của bạn 3 tháng gần nhất. Nhớ ra ngân hàng và xin tờ sao kê này trước khi nộp tối đa 1 tuần thôi nhé. Và nhớ xin bản sao kê song ngữ. Sau khi xin sao kê, các bạn lấy bút nhớ đánh dấu các giao dịch trả lương từ công ty nhé.

Bảng lương ba tháng gần nhất

Mặc dù là nhiều người nghĩ chỉ cần sao kê tài khoản trả lương là đại sứ quán sẽ biết được thu nhập thực của mình hàng tháng, nhưng thật ra thì không hiểu tại sao đại sứ quán vẫn yêu cầu phải nộp thêm bảng lương ở công ty. Trường hợp chị bạn mình là 1 ví dụ điển hình, nộp mỗi sao kê tài khoản trả lương thôi nên đến khi đến TLScontact, nó yêu cầu nộp bổ sung thêm bảng lương 3 tháng gần nhất, và thế là phải tất tả đi xin, may mà cũng kịp nộp trong ngày đấy. Thế nên nói chung bảng lương là must-have đó nhé các bạn.

Bảng lương phải được làm bằng tiếng Anh or tiếng Pháp nhé các bạn.

Mẫu bảng lương thì vô vàn trên mạng, Google nhé hoặc các bạn có thể sử dụng mẫu bảng lương mình chia sẻ trong bài viết về visa Hàn Quốc.

Công ty của mình hơi dở hơi : 1/2 tiền là gửi vô tài khoản, 1/2 là tiền cash nên mình cũng ghi luôn trong bảng lương của mình như thế. Đồng thời nộp kèm cái sao kê tài khoản trả lương đó. Bạn nào giống mình thì nhớ áp dụng cái tips của mình nha.

Giấy xin nghỉ phép

Bên cạnh các giấy tờ như hợp đồng, bảng lương thì giấy xin nghỉ phép không phải bắt buộc nhưng là cần phải có :). Mà hơn nữa nó cũng chứng minh bạn thực sự đang làm việc tại công ty bạn khai trong hồ sơ xin visa schengen của bạn đó.

Về giấy xin phép thì cũng phải là bản tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nhé. Bạn có thể tư soạn thảo giấy xin phép. Mình có share mẫu giấy xin phép trong bài chia sẻ về visa Nhật Bản của mình.

Sổ bảo hiểm xã hội

Bên cạnh đơn xin nghỉ phép và hợp đồng lao động thì sổ bảo hiểm xã hội cũng là minh chứng rõ nhất chứng tỏ bạn đã, đang, và sẽ tiếp tục làm việc ở Việt Nam và không có ý định sẽ trốn ở lại Châu Âu.

Sổ bảo hiểm xã hội thì bạn cần photo và nộp bản đã công chứng nhé. Cái này mình thấy là giấy tờ bổ sung nên không dịch, cũng không thấy nhân viên TLScontact từ chối nhận hay đòi bản dịch.

Giấy tờ chứng minh tài chính khi xin visa Schengen

Trong tờ receipt và hướng dẫn của trang France-visas có ghi rõ như này nhé : Sao kê tài khoản, bảng lương ba tháng gần nhất, giấy tờ xác nhận nộp thuế đối với công ty hoặc doanh nghiệp, giấy tờ chứng nhận thu nhập đều đặn từ bất động sản, giấy tờ chứng minh được hưởng trợ cấp, giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập đầy đủ, đáng tin cậy và đều đặn của nguời giám hộ (trong trường hợp có người giám hộ). Các giấy tờ phải được sao y bản chính có xác nhận.

Vậy giấy tờ nộp chứng minh tài chính thông thường sẽ là bao gồm các giấy tờ ở trên nhé:

  • Người làm công ăn lương bình thường sẽ cần sao kê tài khoản, bảng lương
  • Người làm chủ doanh nghiệp thì là giấy xác nhận nộp thuế đối với công ty + đăng kí kinh doanh của công ty.
  • Người nào làm kinh doanh online, kinh doanh tự do không đăng kí thì lưu ý, trước khi xin phải đi ra cục thuế kê khai và nộp thuế doanh nghiệp 3 tháng. Sau đó lấy biên lai nộp thuế để nộp nhé.
  • Người cho thuê đất, căn hộ hoặc nhà…, thì giấy tờ chứng nhận thu nhập đều đặn từ bất động sản : cái này theo mình hiểu là hợp đồng thuê nhà + giấy xác nhận nộp thuế
  • Người đã về hưu, hoặc đang được hưởng trợ cấp thì cần nộp sao kê tài khoản nhận lương hoặc chứng nhận được hưởng trợ cấp (nếu trợ cấp tiền mặt và không chuyển khoản).

Vì mình cũng chỉ là người làm công ăn lương bình thường thôi nên xin phép được chi tiết hơn các giấy tờ công việc của người bình thường như mình.

Sổ tiết kiệm (photocopy công chứng)

Không giống như Hàn, nhưng khá giống Nhật ở chỗ là đại sứ quán không yêu cầu sổ tiết kiệm phải lập bao lâu và chính xác số tiền là bao nhiêu nhưng luôn có một tiêu chuẩn vô hình áp dụng cho trường hợp này nhé.

  • Sổ tiết kiệm tốt nhất là nên lớn hơn 100 triệu nha :). dưới con số đó là vấn đề ngay. Vì như Nhật, Hàn đã yêu cầu 100 triệu rồi cơ ấy.
  • Số tiền trong sổ phải ít nhất là gấp đôi chi phí cho chuyến đi của bạn. Cái này bạn đã ghi rõ trong lịch trình rồi
  • Số tiền chi tiêu tối thiểu (nghe nói) là 100 euro/ mỗi ngày. Bạn nhân với số ngày bạn đi nhé. Nếu bạn chỉ đi 15 ngày thì số tiền cần chứng minh là 1500*2 => tầm ít nhất là 3000 euro. Làm tròn lên cũng là khoảng 100 triệu.
  • Sổ càng để lâu càng tốt và kì hạn càng dài càng ổn=> điều này chứng minh bạn sẽ về việt nam và thụ hưởng số tiền đó chứ không phải dùng cho việc đi Châu Âu và không bao h quay lại :).
  • Sổ tiết kiệm không nên quá nhiều tiền mà nên tương ứng với số tiền lương bạn kê khai. Mình lấy 1 ví dụ nhé. Bạn làm công việc khoảng 20 triệu, mỗi tháng tiết kiệm được 10 triệu, vậy cả năm được khoảng 120 triệu. Nếu như bạn làm khoảng 4-5 năm thì số tiền sẽ tầm 300 triệu gì đó. Nhưng nếu bạn nộp sổ tiết kiệm 1 tỉ xem, họ sẽ biết ngay là bạn mượn số tiền này và toàn bộ việc này sẽ khiến họ nghi ngờ khả năng tài chính của bạn. Vậy là xôi hỏng bỏng không đấy.

Sổ tiết kiệm các bạn nên công chứng và dịch (nếu sổ là tiếng Việt, không phải sổ song ngữ).

Trong trường hợp của mình thì mình chỉ chứng minh với sổ tối thiếu 120 triệu :). Ko nhiều lắm vì tiền toàn dành đi du lịch hết rồi. Nhưng sổ đó khá hợp lí với hồ sơ của mình (mình nghĩ vậy) Và sổ của mình tạo mới được 2 tuần, cũng chẳng nhiều nhặn gì :P.

Mình không có sổ giấy nên chỉ có giấy xác nhận và số dư song ngữ từ ngân hàng, nên phần này mình bỏ qua :P.

Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm

Một khi đã có sổ tiết kiệm, các bạn sẽ cần xin thêm 1 giấy nữa- gọi là xác nhận số dư sổ tiết kiệm. Giấy này các bạn cứ ra ngân hàng xin bảng song ngữ và nhớ đi lấy trước khi nộp hồ sơ nhiều nhất là 1 tuần thôi nhé.

Photocopy thẻ tín dụng

Đại sứ quán không yêu cầu nộp photo thẻ tín dụng, nhưng nếu các bạn đã kê khai trong hồ sơ nộp là chi phí sẽ được thanh toán bằng thẻ thì nếu được, photo thêm cái thẻ tín dụng , nhớ che 4 số ở giữa và chỉ photo mặt đầu (có thông tin thôi). Tốt nhất là nên tự chụp ảnh thẻ tín dụng, xóa 4 số ở giữa và sau đó mới in ra nhé. Làm vậy để tránh lộ thông tin thẻ bạn nhé.

Lý do để nộp thẻ tín dụng thì nhiều bạn đưa ra là vì để làm được thẻ tín dụng thì các ngân hàng sẽ điều tra mức lương => chính xác hơn bảng lương hay sổ tiết kiệm :).

Các giấy tờ khác

Ngoài những giấy tờ được nêu ở trên, Đại sứ quán không nêu thêm những loại giấy tờ khác nhưng mình nghĩ là sẽ còn cần nộp thêm:

  • Bản Photo công chứng phường Sổ hộ khẩu. (nếu bạn đi cùng gia đình mình và tất cả trong 1 hộ khẩu, còn 1 mình thì thôi khỏi đi)
  • Bản sao giấy khai sinh cho con bạn (nếu bạn nộp cùng con)
  • Bản photo công chứng Giấy đăng ký kết hôn (nếu bạn đi với vợ/ chồng mà hai người không cùng trong hộ khẩu).

Các lí do bị từ chối visa Schengen

Bị từ chối visa schengen là điều chẳng ai muốn cả. Tốt nhất là mình phải làm sao để tránh bị từ chối. Trước hết phải tìm hiểu các lí do bị từ chối được liệt kê nhé:

Giả mạo giấy tờ:

Có rất nhiều người không có hợp đồng lao động, xong nhờ cậy 1 bên dịch vụ làm giúp và khi đại sứ quán check ra bị phát hiện là giả mạo. Hoặc 1 số các công ty không tồn tại…..

Hoặc phát hiện bảng lương hay những giấy tờ về thu nhập bị giả mạo : kiểu sổ tiết kiệm chỉ là làm giả, bảng lương khai khống lên để cho nó nhiều….

Nói chung nếu đã xin visa Schengen thì không phải như các nước bình thường khác, các bạn cần hết sức Trung Thực nhé. Đừng mạo hiểm làm giấy tờ giả mà để hối không kịp đấy!

Không cung cấp thông tin về mục đích và quá trình du lịch

Cái này là 1 lí do khá phổ biến. Thường gặp phải vấn đề này bởi vì mọi người không để ý và không nộp Letter of Expression. Cái thư đó có vẻ nghe hơi sến nhưng lại là cái giải thích rõ ràng nhất mục đích chuyến đi. Còn về quá trình du lịch, cái thể hiện rõ nhất ở đây chính là lịch trình đó nhé các bạn.

Không cung cấp đủ thông tin tài chính cho chuyến du lịch, sau khi trở về nước hoặc transit sang nước thứ 3

Cái này liên quan đến chứng minh tài chính, tiền cho chuyến đi và tiền cho trang trải sinh hoạt sau khi trở về từ chuyến đi. Nên nhớ mình đã gợi ý ở trên, trong lịch nên nêu ra chi tiết chi phí cho chuyến đi và chứng minh tài chính cần phải ít nhất là gấp đôi số tiền dự tính cho chuyến đi đó bạn nhé.

Đã từng lưu trú quá 3 tháng trong khoảng thời gian 6 tháng của lần xin visa schengen trước đó

Nếu đã trót lưu trú quá thì coi như hi vọng xin visa Schengen lần sau của bạn là con số 0. Nên nhớ tuân thủ theo đúng quy định về visa của các nước khối Schengen nhé

Bị cảnh bảo từ chối nhập cảnh bởi 1 trong số các nước Schengen trước đó

Trường hợp này khó gặp nhưng bạn nào đã từng bị thì nên từ bỏ việc xin visa Schengen thôi

Là mối hiểm họa về chính trị, an ninh hoặc y tế của 1 nước thuộc khối Schengen

So với ở trên, trường hợp này lại càng kinh khủng đây!

Không cung cấp được bảo hiểm du lịch đúng theo yêu cầu

Như đã nói, bảo hiểm cần phải có giá trị trách nhiệm tối thiểu là 30k USD. Nên mọi người chú ý mà mua bảo hiểm cho chuẩn nghen.

Không cung cấp được thông tin đáng tin cậy về mục đích và quá trình du lịch

Cái này giống điều thứ 2 nhé. Lịch trình và Letter of Expression, hãy trình bày 2 cái giấy tờ này thật rõ ràng và thuyết phục.

Thông tin rời khỏi khối trước ngày hết hạn thị thực không rõ ràng

Nhớ cung cấp vé máy bay khứ hồi

Không đủ thông tin chứng minh cần thị thực sớm

Cái lí do này chắc ít người bị, nên có thể bỏ qua. Hầu như mọi người đều xin visa vào khoảng thời gian trước 2-3 tháng, vậy nên khá hợp lệ rồi. Ai xin trước thì chắc rơi trong tình cảnh này.

Hủy bỏ thị thực theo yêu cầu của người mang thị thực

Cái này cũng bỏ qua :).

Làm gì khi visa pháp bị từ chối?

Có nhiều lời khuyên cho tình trạng này vì thật ra thì các nước Schengen không có quy định là sau bao lâu bị từ chối visa thì được xin lại vậy nên có rất nhiều cách đối phó với tình trạng này

Cách 1: bạn có thể xin lại ở 1 nước khác. Nhưng mà nghe nói là hệ thống Schengen nó liên kết bởi nhiều nước nên là nếu đã fail bởi lí do nào đó, bạn chưa kịp fix lỗi mà đã xin nước khác thì khả năng đậu ko cao.

Cách 2 là gửi thư kháng nghị. Nhưng nên nhớ, thư kháng nghị chỉ được gửi khi bạn biết chắc chắn là mình làm đúng theo quy định và cái lí do ở trên bạn không hề gặp phải. Quy định kháng nghị mình không rõ lắm, nên tốt nhất các bạn nên chủ động hỏi lại ĐSQ.

Cách 3: xem xét lại hồ sơ, sửa lại các điểm nghi ngờ là lí do trượt và nộp lại. Đây là cách mọi người áp dụng và thành công.

Thiết nghĩ chắc có lẽ nên làm theo cách này. Còn chi tiết như thế nào các bạn nên lên forum, các group trên facebook để hỏi cho chắc. Mình không trong tình trạng này nên không thể giúp gì nhiều.

Cách xem visa Schengen và ý nghĩa của nó

Sau khi đã có Visa Schengen rồi, các bạn cần phải xem xem visa được cấp cho mình những quyền hạn gì nhé. Trước tên, các bạn cần hiểu rõ các thông tin có trên Visa:

Thông tin visa Schengen
Các thông tin có in trên visa Schengen và ý nghĩa của nó
  • From : đây là ngày đầu tiên có thể nhập cảnh các nước Schengen
  • To: Đây là ngày cuối cùng có thể ở lại các nước Schengen
  • Type of visa : Đây là loại visa. Thường visa du lịch ngắn hạn sẽ là loại C.
  • Number of entries: MULT=> tức là là được ra vào nhiều lần.  Còn nếu là visa single thì chỗ này sẽ ghi là 01. Double thì là 02.
  • Duration of Stay: chỗ này rất gây hiểu nhầm nhé. Duration of stay này không phải tính cho 1 lần ra và vào EU mà tính tổng thời gian bạn ở các nước schengen từ ngày được nhập cảnh đến ngày hết được nhập cảnh. VD: bạn có multiple visa như mình, thời hạn 30 ngày, được nhập cảnh từ ngày 22/6-> 22/9. Tức là bạn sẽ được quyền đi sang Schengen bao nhiêu lần cũng được, nhưng điều kiện là tổng số ngày của tất cả các lần là 30 ngày.

Để đảm bảo sang châu âu được nhập cảnh, nhớ check cho kĩ tất cả các thông tin cẩn thận nhé : số passport, ảnh chụp, tên họ của bạn nhé.

Khi Nhập Cảnh Các nước Schengen thì cần mang những giấy tờ nào?

Trong tờ giấy vàng kèm theo kết quả visa là 1 danh sách các giấy tờ cần mang khi nhập khẩu các nước Schengen, mình xin phép liệt kê lại cho các bạn tham khảo và chủ động chuẩn bị nhé:

  • Booking khách sạn hoặc bạn nào mà ở nhà người quen phải có giấy chứng nhận đón tiếp của tòa thị chính nơi người đó sống kèm theo chữ kí của người mời.
  • Thẻ tín dụng, tiền mặt đủ trong thời gian đi du lịch
  • Vé máy bay hoặc vé tàu khứ hồi chứng minh là bạn sẽ rời khỏi Schengen sau khi hết thời gian du lịch.

Trên đây là các kinh nghiệm mình lượm lặt được, còn nhiều nhiều thứ nữa mình không trải nghiệm nên chưa thể biết được, có gì các bạn cùng comment và chia sẻ với nhau.

Mình cũng chia sẻ rất chi tiết kinh nghiệm du lịch Châu Âu tự túc của mình, mọi người cùng xem nhé.

Facebook Comments
Chia sẻ ngay nào!

Đọc tiếp bài viết liên quan

error: Đây là nội dung được sở hữu bởi Dithoii.com