Hồi xưa, cái hồi mình còn có cái điện thoại 2 sim ấy, thế là mỗi lần đ du lịch đâu đó mình phải mua thêm 1 cái sim ở nước đó để dùng, mục đích chỉ đơn giản là để:
- Sim 1: người nào đó gọi ở Việt Nam nhắn tin hay gọi mình đều nghe được hết
- Sim 2: mình gọi về cho mọi người ở Việt Nam và gọi cho nhà nghỉ hay khách sạn ở nước ngoài cho đỡ tốn tiền . Và quan trọng nhất là để sử dụng dịch vụ Internet hay 3-4 g ở nước đó.
Và thông thường, những cái sim mình mua đều có thời hạn sử dụng vỏn vẹn 5-7 ngày, chi phí cũng không hề rẻ, cũng tầm mấy trăm nghìn 1 cái sim (thường họ bán cho khách du lịch 1 gói cước tầm 7 ngày gì đó hoặc bạn mua sim và tự topup ở các cửa hàng tiện lợi, cái này thì giống mua thẻ ở nước mình ấy).
Hồi xa xưa ấy, mình mà đi với đám bạn của mình là mỗi đứa lại phải vác theo 1 cái sim vì cái 3-4g mà chỉ 1 đứa dùng thì ok chứ 1 đám dùng thì chậm rì rì và tốn pin đt để phát sóng Wifi. Nhưng kể từ khi đi du lịch Hàn Quốc, mình đã được 1 chị gái khuyên là nên thuê wifi du lịch thay cho sim điện thoại. Thế là mình thích wifi du lịch là từ đó.
1.Simcard hay bộ phát Wifi di động?
Simcard hay Wifi di động đều có điểm mạnh yếu khác nhau, hãy cùng nhìn xem ra sao nhé
Giá cả các loại sim và dịch vụ thuê Wifi ở các quốc gia khác nhau:
5 ngày sử dụng | SIM Điện thoại | Bộ phát wifi |
Đài Loan | 232,287 | 306,870 |
Hàn Quốc | 300,000 | 325,605 |
Trung Quốc | 462,244 | 506,500 |
Nhật Bản | 223,915 | 530,100 |
Thái Lan | 70,000 | 656,770 |
Singapore | 260,968 | 970,630 |
Malaysia | 132,359 | 705,915 |
Các bạn có thể thấy:
- Nhật Bản + Đài Loan, Thái Lan, Singapore hay Malaysia thì sim giá rẻ hơn rất nhiều so với Wifi => Nếu các bạn đi 1 mình thì đến các nước này, các bạn nên mua sim. Tuy nhiên, nếu các bạn đi từ hơn 2 người trở lên, mình khuyên thật là vẫn nên thuê wifi du lịch, giá cả phải chăng và dùng ko cần phải tháo lắp thêm sim. Tiện lắm.
- Hàn Quốc+ Trung Quốc là 2 nước có giá wifi còn rẻ hơn giá sim =)). Tất nhiên về lâu dài nếu bạn đi càng lâu thì chi phí thuê wifi càng đắt và Sim thì rẻ hơn nhưng thường maximum tầm 1-2 tuần thì dùng wifi vẫn rất thoải mái các bạn nhé.
- Ở Ấn Độ ko thấy mấy người thuê wifi mà toàn mua sim dùng vì sim mới có thể kích hoạt hay là đặt xe ở Ấn nhé.
1 số lưu ý nữa là dùng Sim thì nhiều điện thoại ko… nhận sim đâu. Chuyện có vẻ hơi nực cười nhưng đúng là như vậy. THeo mình thì số lượng đt ko nhận sim rất hay xảy ra đặc biệt nếu điện thoại unlock. Nên các bạn cẩn thận thì nên dùng wifi là tốt nhất hoặc ko an tâm thì mang 3-4 điện thoại đi thôi.
2. Mua SIM ở nước ngoài giá rẻ ở đâu?
Đến bất kì nước nào bạn cũng dễ dàng tim được SIM ở sân bay, tuy nhiên, ở sân bay sẽ có vài nơi bán sim đắt hơn ngoài nhiều (thông thường chính là những quầy chuyên sim thẻ). Cụ tỉ là vì họ bán sim data ko giới hạn, và quảng cáo tốc độ kinh dị lắm, nên bán đắt gấp 2-3 lần sim thực thông thường. Điển hình là:
- Thái (sân bay Dôn Mường)
- Trung Quốc (sân bay Song Liu-Thành Đô)
- Bali
Để tránh các tình huống trớ trêu vì bị hớ khi đi mua SIM các bạn hãy ra khỏi sân bay và tìm 1 cái convenient store để mua cho rẻ nha. Ví như Thái là cứ mua ở 7eleven, là chắc chắn rẻ hơn. Còn TQ thì các bạn nên về nhà nghỉ, họ sẽ bán sim rẻ hơn nhiều.
Ngoài ra, bạn nên check trước trên các nhà mạng nước ngoài giá cả 1 cái sim là bao nhiêu, rồi quyết định mua sau cũng ko muộn.
Nên nhớ, ở 1 nước ĐNA thì sim chỉ tầm 140k đổ lại thôi bạn nhé. Còn đắt hơn tức là bạn đang bị chém rồi :(, hãy tìm cách ra ngoài và mua sim nhé.(tất nhiên trừ trường hợp Singapore thì giá sim siêu đắt do cái gì của nó cũng đăt =))))
Dưới đây là link mua sim. Mình thấy bên Divui, hay bên Klook , KKDay , đều có bán sim và đều có chi phí rất hợp lí.
Sim4g Thượng Hải từ 435k (những nơi khác ở Trung Quốc giá cũng the same)
3. Thuê bộ phát Wifi ở Việt Nam hay tại nước bạn đi du lịch?
Các nước phát triển và bây giờ là các nước Đông Nam Á phát triển cũng đã có sẵn các cục phát wifi rồi ở ngay sân bay ấy. Bên cạnh đó, có 1 dịch vụ mới mở ở Việt Nam mình thấy rất ổn, đó là thuê wifi du lịch quốc tế.
Cả 2 lựa chọn : thuê wifi du lịch ở Việt Nam hay tại nước bạn du lịch cũng đều có cái lợi và cái hại. Các bạn tham khảo thông tin mình đã so sánh để lựa chọn thông minh hơn nhé:
Từ so sánh của mình thì cho thấy việc đến tận nơi và thuê wifi ở các quốc gia Nhật, Hàn, Đài Loan, Trung Quốc thì rất dễ và thậm chí phí còn rẻ hơn thuê qua các công ty đang cho thuê wifi di động ở Hà Nội.
Tuy nhiên, chi phí thuê wifi du lịch ở mấy nước Đông Nam Á còn rất là cao, đến ngay như Thailand mà chi phí còn ngất ngưởng chứ ko nói đến các nước nghèo hơn khác.
Nhưng thuê Wifi du lịch ở các nước như Đài, Nhật, Hàn có rất nhiều nhược điểm là :
- Họ bắt đặt cọc thẻ tín dụng hoặc tiền mặt => trong khi mình có thể có lúc cần tiền mặt + thẻ tín dụng sẽ rất nguy hiểm cho người dùng vì nếu chẳng may nhân viên của họ nổi tính xấu quẹt 1 cái, thế là vỡ mặt!
- Có rất nhiều chỗ thuê wifi (thông thường là ở sân bay) chỉ phục vụ trong giờ giấc nhất định, ko phải 24/7 và thế là khả năng cao các bạn phải ra sân bay trả wifi trong kh còn chưa đến chuyến bay là rất cao => tốn tiền và time ra sân bay.
Mình thì thuê wifi ở Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đều là thuê tại nước của họ. Hàn Quốc thì mình có tư vấn kĩ rồi.
4. Thuê wifi du lịch ở Việt Nam như thế nào?
Bản thân mình đã từng research qua các chỗ cho thuê wifi di động ở Việt Nam và biết có 2 chỗ khá uy tín:
- Laxgo (laxgonow.com)
- Weefeego (weefeego.com)
Đến với dịch vụ thuê wifi du lịch của Weefeego thì mình có ấn tượng là ở cách phục vụ rất tuyệt của các bạn ấy
- Đưa hàng đến tận nơi rồi lại đến khi mình đi về thì bạn shipper chủ động gọi điện hẹn trước để lấy đồ.
- Không chỉ cung cấp wifi mà các bạn ấy còn cho mình mượn thêm 1 cái ổ sạc đa di năng. Các bạn biết đấy, thông thường sang Đài, Nhật, Tàu hay đặc biệt là Hàn thì mình có cảm giác rất khó chịu về loại ổ cắm của họ, thế nhưng nhờ có cái ổ đa di năng thì mình chẳng phải lo gì. Đây ảnh ổ đa di năng đây, ở bên ngoài chợ và các cửa hàng convenient store bán nhiều lắm, giá cũng rẻ thôi, nhưng mình vẫn thích dùng của các bạn Weefeego vì vừa đẹp, bền, lại ko sợ đồ rởm =)). Thật sự đánh gia cao cái “tâm ” của các bạn.
- Wifi chất lượng ổn, đồ của softbank (thường là thế) nên chất lượng sóng hầu như là 4g hết, kể cả vùng núi. Đợt mình đi Nhật có leo tận Kamikochi (vùng núi ở Nagano) mà cái wifi vẫn bắt căng đét sóng. Vào hầm thì vì ko có sóng nó mới tịt thôi :P.
- Thời lượng pin của các bạn wifi này kinh lắm. Mình bật liên tục mà 8 tiếng mới hết sạch pin. Sạc để đầy phải mất nguyên 1 đêm cơ.
- Bên này lắm khuyến mãi lắm, nhiều hơn Laxgo nhiều, lại còn hay free ship nữa.
Đây là hình bộ sản phẩm bên Weefeego chuyển cho mình, mọi thứ đều đầy đủ, thậm chí cả guide hướng dẫn cũng kèm theo luôn
Mình không biết nhiều về laxgo nhưng giá của họ có vẻ rẻ hơn so với Weefeego. Dịch vụ thì trên web thấy cũng the same.
Nhìn chung, mình thấy cứ tìm công ty tốt để thuê wifi du lịch phòng khi đồ hỏng hóc còn cái mà… thanh minh =))) với cả tiền họ lấy qua tài khoản để đặt cọc, họ sẽ trả lại vào tài khoản, như vậy mình ko phải rút 1 khoản tiền ra để đặt mà vẫn an tâm , mang tiền đấy qua bên nước ngoài tiêu phòng thân :P.
Hiện tại cả laxgo và weefeego đều đang cover 1 loạt các quốc gia du lịch phổ biến của dân mình: Nhật, Đài, Trung, Thái, Sing, Hàn…
5. Thuê wifi du lịch ở nước ngoài:
Nếu thuê ở nước ngoài thì mình recommend các bạn 2 lựa chọn:
- Các trang như klook, kkday
- Các nhà mạng ở ngay tại nước sở tại
Ví dụ như Klook với KKday thì bạn cần thanh toán trực tiếp, sau đó khi sang chỉ cần mang hóa đơn sang lấy. Còn các trang nhà mạng ở nước sở tại thì tùy trường hợp, họ sẽ cho bạn đặt trước rồi đến đó thanh toán.
a. Thuê Wifi đi du lịch Đài Loan, Trung Quốc, Hongkong:
MÌnh khuyên các bạn nên dùng cho wifi ở Đài Loan, Trung Quốc -những nước mà họ nói tiếng Anh ko ổn vì ở những nước này, nếu thuê wifi ở ngoài, bạn buộc phải biết tiếng Trung, nói chung khá rủi ro. Còn nếu thuê ở link dưới mình để thì mình thấy giá rẻ tương đương mà phục vụ tốt do nhân viên biết nói tiếng anh.
b. Ở Hàn Quốc: các bạn có thể đặt online và khi đến thì mới cần trả tiền.
Bạn nào đi du lịch Hàn Quốc thì tham khảo kinh nghiệm tiết kiệm chi phí của mình nhé!
Bật mí: nếu bạn nào muốn tiết kiệm chi phí thì tham khảo wifi KT olleh nhé, giá rẻ gần như chỉ 1/2 thôi ấy!
Tuy nhiên lưu ý nếu đặt wifi KT olleh, nhân viên họ sẽ thu thẻ tín dụng của bạn cho nên cũng cần cẩn trọng vấn đề này.
b. Ở Nhật Bản: Mình ko tìm thấy thông tin đặt wifi ko cần trả tiền online như Hàn Quốc, mà thấy rất nhiều hãng cho thuê wifi ở sân bay.
Có 1 số hãng như softbank, docomo… mấy hãng này đều có quầy ở sân bay, giá thì tùy từ 3000-4000 yên/ 5 ngày.
Nếu các bạn muốn rẻ hơn chút xíu thì thuê wifi trên klook. Ở Klook thì giá thuê wifi ở Nhật Bản là 2500 yên/ 5 ngày tức là 500 yên/ngày. tức là tầm 530k/ 5 ngày sử dụng.
Nếu thuê wifi ở Nhật thì bạn sẽ không cần đặt cọc tiền :O đáng sợ thật. Nhưng nếu bạn làm mất sẽ bị phạt tiền. chính vì thế nên mới nói, Nhật Bản bá đạo thật! :). Là nước duy nhất ko bắt đặt cọc tiền.
Dù sao thì dịch vụ SIM card vẫn rất rẻ mà lại tiện cho bạn nào đi 1 mình, nên các bạn trước khi qua bên nướ khác du lịch cứ thử cân nhắc xem sao nhé.
Còn với các bạn đi theo nhóm, thiết nghĩ cứ thuê chung wifi du lịch đi vì dù hơi đắt 1 tẹo nhưng được cái chất lượng tốt, lại còn chia tiền ra thì rẻ thối , mạng ko lo bị mất nữa.
Nhân tiện tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch các nước của mình nè:
Kinh nghiệm săn máy bay giá rẻ
Kinh nghiệm du lịch Bali- Indonesia