Vốn đã mê mẩn mấy thứ cổ đại, nhất là di chỉ còn xót lại của 1 thời huy hoàng trong các nền văn hóa cũ ở mọi nơi, nên mình đã quyết định đến Lạc Dương thì không đi đền đài miếu mạo, lăng tẩm vua chúa, mà quay sang khám phá hang động điêu khắc tượng Phật độc đáo- Hang đá Long Môn. Thật ra phần nhiều lí do chọn hang động này là bởi vì mình thấy mấy cái đền đài miếu mạo ở Lạc Dương trông có vẻ na ná Bắc Kinh nên thay vì đi những chỗ tương tự, mình chọn khám phá những nơi đặc biệt trước. Thế là sau 1 buổi sáng quần thảo ngọn núi Thiếu Thất nơi cư ngụ của Thiếu Lâm tự ở Trịnh Châu, mình bắt chiếc xe bus quay lại Lạc Dương và nối chuyến đến hang đá Long Môn.

Hang đá Long Môn là tập hợp các hang động hình móng ngựa có chứa hàng trăm nghìn tượng Phật
Hang đá Long Môn là tập hợp các hang động hình móng ngựa có chứa hàng trăm nghìn tượng Phật

Vì sao lại là hang đá Long Môn?

Quả thật sau khi đi thăm thú Đôn Hoàng, mình đã mê mẩn các hang động có ngàn tượng Phật. Sau khi Google 1 hồi, mình phát hiện ra không chỉ có hang đá Mạc Cao mà còn 3 Phật Động lớn nữa ở Trung Quốc, hợp thành tứ đại Phật Động cổ đại:

  • Hang đá Long Môn ở Lạc Dương
  • Hang đá Vân Cương ở Sơn Tây
  • Hang đá Mạch Tích Sơn ở Cam Túc.

Tiếc là mình không có cơ hội đi hết các hang đá nên sau hang đá Mạc Cao, mình chọn đi hang đá Long Môn vì nghe nói có bức tượng đại Phật Như Lai được tạc theo chân dung của nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại- Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên thì ai nghe cũng biết đó, quá nổi tiếng rồi, nên mình càng thấy tò mò hơn, liệu nó như thế nào :3. Thế là đi thôi.

Vé vào Long Môn Phật Động cũng khá rẻ ^^ nên mình chọn đi Long Môn
Vé vào Long Môn Phật Động cũng khá rẻ ^^ nên mình chọn đi Long Môn

Ngoài ra thì 1 lí do nữa khiến mình chọn đi hang đá này là bởi vì: nó cũng… rẻ =))), giá vé rẻ thứ 2 trong số 4 đại Phật Động,- 100 tệ, (trong đó vé vào hang đá Mạc Cao là 200 tệ, Vân Cương là 150 tệ), và rất dễ đi lại bằng các phương tiện công cộng.

Đường đi đến Long Môn cũng… khá dễ đó

Để đến hang đá Long Môn thì đơn giản là chỉ cần 1 chuyến xe bus từ bến tàu Lạc Dương mà thôi. Cái chính là mình đi từ Thiếu Lâm tự nên là mình phải đi hơi vòng vèo 1 chút. Mình đi xe bus từ Thiếu Lâm tự về Lạc Dương rồi bắt xe bus K81 từ Lạc Dương đi Long Môn. Vé xe bus rẻ bèo có 2 tệ thôi nhé các bạn. Chờ xe bus ở bến bus gần Lạc Dương Railway station nhé. Xe bus địa phương và chỉ cần ngồi đến cuối bến là được.

Có gì thú vị ở hang đá Long Môn nhỉ?

Bữa trưa instant food kiểu Trung Hoa

Mình đến Long Môn tầm giữa trưa nên bụng đói meo mà chẳng kịp tìm được hàng ăn ngon. Thế là bụng bảo dạ ghé ngay vào bất kì hàng quán nào ở gần đó và… a lê hấp, la liệt đồ ăn “nhanh” kiểu đường phố Trung Quốc nối nhau kéo dài suốt dọc con đường dẫn đến cổng hang đá Long Môn. Háo hức với đồ ăn Trung Quốc thì không nhưng cơn đói hành hạ mình khiến cho mình chọn ngay 1 món ăn rất quen thuộc mà có cảm giác ăn đâu cũng ngon- Tanbing- món bánh xèo nhiều lớp cuốn thịt, xúc xích hoặc trứng gì đó.

Món ăn Tanbing ở hang đá Long Môn
Món Tanbing có khá nhiều loại nhân, khách có thể chọn thoải mái.

Mình chọn nhân xúc xích và háo hức chờ đợi món bánh được cuốn ngon lành với lá rau diếp hay rau gì đó giống xà lách :)). Ngoài ra khi nghía thử các món ngon ở gần đó thì mình phát hiện nó cứ na ná giống … Tây An, tức là ẩm thực có lai lai 1 ít Trung Đông, và Trung Quốc. Có món của người hồi như súp dê, thịt dê xiên, và các món bánh bao, vằn thắn, mì kẹp… kiểu ẩm thực Tây Bắc Trung Quốc. Nhìn chung là đều là các món ăn “fast food” kiểu Trung Hoa đặc sệt, nếu bạn nào thích gia vị của họ thì ăn hợp, chứ mình thì mình ko khoái cái vị của món Tàu lắm, mình chịu. Mình chỉ nhá được vài món và trong đó có món bánh xèo Tanbing này thôi.

Rạc cẳng đi bộ ngắm lá và Phật Động

1

1 đặc sản kéo mình đến với hang đá Long Môn chính là … lá phong. Lá to, đẹp, vàng ươm và bay phất phới ngay trên con đường đi từ cái cổng (mấy trăm m đến gần km hoặc hơn) đến các hang đá chứa nghìn tượng Phật cả chục thế kỷ.

lá phong vàng óng ánh trên đường đi vào khu Phật động
cây cầu xinh đẹp dưới tán lá phong ở Long Môn
2
3

Đáng yêu nữa là cái cây phong to đẹp ở Long Môn lại rất gần với cái cầu đá ở cổng vào Long Môn nên trên đường đi qua thấy nó lấp ló trong cái ảnh nhìn rất xinh.

Đám lau sậy bên bờ sông Doãn ở Long Môn
Đi bộ cũng rạc cả cẳng ở hang đá Long Môn đó các bạn

Những bức tượng Phật ấn tượng ở hang đá Long Môn

Có đến 97000 tượng Đại Phật được tạc trong hang đá Long Môn nhưng hiện giờ thì chỉ còn 1 cơ số tượng toàn vẹn, còn lại thì nhiều tượng bị phong hóa, bị phá hủy qua chiến tranh, thiên tai… Cơ mà con số bức tượng gây ấn tượng lớn thì chỉ có tầm hơn 20 chục bức. Mà phải nói thật, so với hang đá Mạc Cao ở Đôn Hoàng, tượng Phật ở đây tuy không rực rỡ bằng, cũng rất sắc nét và đẹp không thua kém gì.

Có đến 97000 bức tượng phật từ to đùng đến nhỏ xíu ở Long Môn nên là tha hồ mà ngắm trong các hang đá ở đây.
Có đến 97000 bức tượng phật từ to đùng đến nhỏ xíu ở Long Môn nên là tha hồ mà ngắm trong các hang đá ở đây.
  • 9 Bức tượng đại Phật trong đền Phụng Tiên: nổi tiếng nhất là bức tượng 17m của Phật Như Lai trên đài sen với gương mặt phỏng tác theo bà hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa- Võ Tắc Thiên 1 điều kì lạ bởi vì theo sách Phật truyền tụng lại thì Phật Như Lai hóa thân từ 1 người đàn ông. Đền Phụng Tiên cũng là ngôi đền lớn nhất trong quần thể các chùa hang của Long Môn Phật Động, nằm đối diện với sông Doãn nên cảm giác nó rất giống vị trí của bức tượng Phật ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên: cũng tượng Phật khổng lổ nằm đối diện với dòng sông. Chùa Phụng Tiên được xây dựng từ đời nhà Đường- dưới triều Võ Tắc Thiên nên không khó hiểu khi tượng Phật được tạc theo chân dung bà hoàng này. Ngoài bức tượng Phật Như Lai ra thì ở trong động Phụng Tiên này còn có cả các vị Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp được tạc theo cùng có biểu cảm vô cùng phong phú.
Tượng Phật Như Lai Locana- tượng Phật hóa thân từ 1 người đàn ông nhưng mang gương mặt của phụ nữ- tương truyền là phỏng theo mặt của Võ Tắc Thiên
Tượng Phật Như Lai Locana- tượng Phật mang gương mặt tương truyền là của Võ Tắc Thiên
Tượng Bồ Tát ở đền Phụng Tiên cũng rất đẹp và uy nghiêm
Tượng 1 vị hộ pháp ở đền  Phụng Tiên, Long Môn, bức tượng sống động như thật, dù cao hơn 12m
Tượng 1 vị hộ pháp ở đền Phụng Tiên, bức tượng sống động như thật, dù cao hơn 12m,
1 vị hộ pháp nữa, có cầm bảo tháp và đạp lên trên 1 bức tượng hình như là quỷ hoặc người ở dưới
1 vị hộ pháp nữa, có cầm bảo tháp và đạp lên trên 1 bức tượng hình như là quỷ hoặc người ở dưới
4
  • 15000 tượng trong động Vạn Phật: Đây là động nổi tiếng với 15,000 bức tượng đá nhỏ tạc vào vách động bao quanh bức tượng A Di Đà. Đặc biệt ở đây là mỗi bức tượng lại có biểu cảm, hình thái khác nhau, biểu lộ độ tinh xảo trong kỹ nghệ điêu khắc đá của thời Đường là đến đỉnh cao. Động Vạn Phật cũng được xây dựng vào thời Đường Cao Tông- Võ Hoàng- cùng giai đoạn với Đền Phụng Thiên.
  • Đài phật lung linh còn nguyên vẹn trong chùa Liên Hoa: Sở dĩ động này có tên là Liên Hoa là bởi vì điểm đặc biệt ở pho tượng chính giữa động. Thay vì tượng Phật ngồi trên đài sen thì trong động này, Phật được tạc trong dáng đứng với đài sen lại nằm… trên trần động, lơ lửng trên đầu Phật ^^. Tâm điểm trong động này là cái đài sen đá được chạm khắc chi tiết và còn nguyên đến tận ngày nay. Động này được xây dựng vào thời Bắc Ngụy nên nói chung nó cũng khác với các động được xây vào thời Đường.
Đài liên hoa còn nguyên vẹn nét điêu khắc trong hang đá Liên Hoa, Long Môn.
Đài liên hoa còn nguyên vẹn nét điêu khắc trong hang đá Liên Hoa, Long Môn.
  • Tượng Phật mỉm cười trong hang giữa Tân Dương: Cá nhân mình khi đi đến chỗ hang này thì mình không hiểu hết được đây là hang nào nhưng mà nhìn bức tượng khá nổi bật vì … nụ cười trên mặt đức Phật. Về Google mới biết đây là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni và là đỉnh cao tạc tượng Phật của thời Bắc Ngụy. Nó đặc biệt vì bình thường các bức tượng Phật thì biểu lộ của Phật đều là vô thường, không có tình cảm gì nhưng riêng bức tượng này thì đức Phật lại mỉm cười. Hang động này được xây dựng trong… 23 năm (năm 500-523)
Hang đá Tân Dương với bức tượng Phật mỉm cười tủm tỉm.

Hang đá Long Môn và Mạc Cao, nên đi cái nào?

Thật ra hang đá Long Môn mình cảm giác nó không hoành tráng bằng Mạc Cao =))) dù cùng là có chuỗi Phật Động. Thật ra đơn thuần là bởi vì ở Mạc Cao mình thấy họ làm mọi thứ nó bài bản hơn, với được bảo vệ giữ dội hơn, không được chụp ảnh các kiểu nên mình cảm thấy nó đáng bỏ tiền ra hơn nhiều lần.

Hơn nữa, chủ yếu hang đá Long Môn là điêu khắc trên đá, không có nhiều bức tranh vẽ tường, màu sắc cũng ko còn được bảo tồn như bên Mạc Cao nên cảm giác về độ tinh xảo nó không bằng được với hang đá Mạc Cao. Tuy nhiên, hang đá Mạc Cao thì mình rất khó có thể vào được các hang động do lí do bảo tồn, chỉ được vào 1 số hang động thôi, nên không thể cảm nhận được hết. Không gian quanh Long Môn thì mình lại đánh giá cao hơn Mạc Cao do nó hông phải hoang mạc, lại có cả dòng sông nên là sơn thủy hữu tình hơn Mạc Cao nhiều.

Nói chung người nào thích độc đáo thì đi Mạc Cao, người nào thích sơn thủy hữu tình thì đi Lạc Dương, còn kẻ nào đam mê cả 2 thì đi cả 2 như mình nè ^^!

Sau Mạc Cao và Long Môn, có lẽ những chuyến đi sau nếu có dịp, mình sẽ cố gắng ghé qua 2 hang đá còn lại để tròn trịa trải nghiệm Phật Động của mình.

Đây là 1 phần nhỏ trong chuyến đi dài ngày khám phá con đường tơ lụa trên đất Trung Quốc của mình, mời các bạn theo dõi các phần trước nhé:

Đột nhập Thiếu Lâm Tự- đệ nhất võ thuật Trung Nguyên

Bước chân theo thương đoàn buôn lụa khám phá thành Đôn Hoàng 1 thời

Tây An- theo dấu Tần Thủy Hoàng

Bắc Kinh- ngắm thử tam cung lục viện của Hoàng đế

Ngắm rừng cây hồ dương nghìn tuổi

Facebook Comments
Chia sẻ ngay nào!

Đọc tiếp bài viết liên quan

error: Đây là nội dung được sở hữu bởi Dithoii.com