Tàu cao tốc Shinkansen Nhật Bản và JR nội đô là những hệ thống loằng ngoằng phức tạp gần như… nhất Nhật Bản :p nhưng cũng là phương tiện giao thông đặc biệt mà hầu như các bạn đi du lịch Nhật bản tự túc đều ao ước 1 lần trải nghiệm, trong bài này, mình sẽ chia sẻ thật chi tiết cách đi tàu Shinkansen của Nhật Bản nhé.

Các Loại tàu của hãng JR

Thật ra JR là công ty đường sắt lớn nhất ở Nhật trong hàng trăm công ty vận tải ở cái đất nước nhỏ… ngang Việt Nam này :v. JR bao gồm các hệ thống tàu ở khắp các vùng của Nhật từ tàu liên tỉnh đến tàu địa phương. Bao gồm các tàu sau

Tàu Shinkansen

Tàu viên đạn, Tàu cao tốc,  loại tàu nhanh nhất, chuyên chạy nối liền các tỉnh của Nhật với nhau. Nó được chạy trên 1 đường ray riêng biệt và có vận tốc kinh hồn :). Chạy gần bằng máy bay nhưng vé đắt hơn đó =))). Có 1 số loại shinkansen như nozomi hay mizuho là không được covered trong JR Pass nhé. Còn lại là covered hết.
Thật ra có rất nhiều tuyến Shinkansen:
  • Tokaido: Đây là tuyến Shinkansen nổi tiếng và phổ biển nhất, nối liền các tỉnh và thành phố chính, to nhất ở Nhật Bản: Tokyo – Yokohama – Nagoya – Kyoto – Osaka. Chủ yếu chúng mình sẽ dùng line tàu này. Đây là 1 chuyến tàu giống tàu Bắc Nam của mình đó nhé các tình yêu
  • Tohoku Shinkansen: Chuyến shinkansen nối Tokyo với các tỉnh Tohoku – khu tập trung các resort onsen nổi tiếng ở Nasushiobara – Koriyama – Sendai – Morioka – Aomori
  • Hokuriku Shinkansen: Chuyến Shinkansen nối Tokyo với các tỉnh ở miền trung- núi của Nhật: Omiya – Takasaki – Nagano – Toyama – Kanazawa
  • Hokkaido Shinkansen : Đây là chuyến JR nối liền vùng Tohoku với Hokkaido- hòn đảo băng giá của Nhật Bản.  Cụ thể nó bao gồm Aomori – Imabetsu – Kikonai – Hokuto
  • Joetsu Shinkansen: Lại thêm 1 shinkansen line nối Tokyo với các trung tâm resort onsen ở Niigata, Ueno – Omiya – Takasaki – Echigo-Yuzawa – Nagaoka.
  • Kyushu Shinkansen: Kyushu là 1 quần đảo lớn thứ 2 của Nhật, và đây là chuyến Shinkansen nối liền các thành phố lớn trên đảo này, bắt đầu từ Fukuoka đến Shin-Tosu – Kumamoto – Sendai – Kagoshima.
  • Sanyo Shinkansen: Chuyến tàu nối liền Osaka- trung tâm của Kansai với đảo Kyushu- Fukuoka

Đây là những tuyến Shinkansen nổi tiếng nhất :). Thật ra thì nổi bật nhất trong đây chính là Tokaido huyền thoại :P.

Tàu Limited Express

Tàu nhanh nhưng chậm hơn Shinkansen và đỗ ở nhiều điểm hơn ở trên toàn tuyến.
 
Tàu Express
Tàu chuyển tiếp từ tàu limited express và tàu rapid. Cũng không còn nhiều loại tàu này nữa.
 
Tàu Rapid
Giống tàu địa phương nhưng nói chung ít điểm đõ hơn, tốc độ thấp hơn unlimited và express.
 
 Tàu JR nội đô
Đây là các tuyến JR trong các thành phố của Nhật. Chủ yếu sẽ là mấy thành phố lớn kiểu Tokyo, Osaka, Nagoya, Kyoto… nhưng số tuyến này thì chỉ cover 1 vài phần của các thành phố đó, nên đi lại bằng JR nội đô không phải là hình thức tiện lợi nhất.
Trong chuyến đi du lịch của các bạn, có lẽ sẽ chủ yếu sử dụng tàu Shinkansen, Limited Express và tàu JR nội đô :). Mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các phương tiện này nhé!
 

Giá vé shinkansen

Nói chung khá đắt đó nha =)))
1 chuyến đi lẻ giữa Shin-osaka và Tokyo có giá tầm 13000->14000 yên (tiền triệu là khoảng 2.5-> 2.8 triệu)
Vậy là đắt hơn 3 lần so với xe khách đường dài, và có thể đắt hơn 2 lần so với máy bay 1 chiều giữa 2 chỗ này.
Giá đắt là vậy nhưng những chuyến đi Shinkansen lại rất nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều so với đi máy bay và tất nhiên là so với xe bus đường dài thì hơn hẳn.
Để tính toán và tiết kiệm chi phí, các bạn có thể sử dụng Hypedia để so sánh xem nếu không dùng JR Pass thì sẽ mất khoảng bao nhiêu và nếu mua JR Pass thì mất khoảng bao nhiêu nhé.
 

Các loại Pass tiết kiệm khi di chuyển bằng  tàu Shinkansen

JR Pass là tên gọi chung cho các loại thẻ tiết kiệm  để di chuyển bằng các loại tàu Shinkansen và tàu JR nội đô khi du lịch Nhật Bản tự túc.  Thường là có các loại JR Pass sau:
  • JR Pass toàn Nhật Bản : Đây là loại JR Pass có độ phổ biến cao nhất, thường sử dụng để đi nhiều điểm đến ở Nhật trong thời gian ngắn: từ 7-14 ngày. Nó còn phân loại theo khoang : khoang thường và khoang Green Car (cao cấp, rộng rãi, nhiều chỗ để hành lý)
    • JR Pass loại 7 ngày: Loại này là loại phổ biến nhất nè, giá trị cao. 1 cái pass giá 29100 yên, rẻ bằng 2 chuyến Shinkansen Tokaido :). Nếu các bạn đi trong 7-10 ngày mà có 2 chuyến shinkansen trở lên trong hành trình của mình thì các bạn nên sử dụng, nó rất tiết kiệm đó nha.
    • JR Pass loại 14 ngày:  Giá hiện tại là 46,390, nó có giá bằng 3 chuyến Shinkansen nên nếu các bạn đi trong 14-17 ngày mà có trên 3 lần đi Shinkansen, các bạn rất nên mua cái Pass này nhé.
  • JR Pass khu vực: Đây là những loại JR Pass có độ phổ biến không bằng JR Pass toàn Nhật bản do nó bị giới hạn bởi khu vực. Thường bạn chỉ nên mua loại này nếu bạn có dự định chỉ đi 1 và chỉ 1 vùng của nước Nhật. Có rất nhiều loại và rất nhiều khu vực  thậm chí có loại cover 2 khu vực, tìm hiểu về những cái pass này cũng khá phức tạp, mình chỉ liệt kê 1 số loại cơ bản hay dùng nhé
    • JR Pass Kansai WIDE 5 Ngày hoặc JR Pass Kansai 1-2 ngày: Đây là loại cover toàn bộ khu vực Kansai gồm : Kyoto, Osaka, Wakayama, Lake Biwa, Nara, Kobe. Thường theo như mình thấy thì khu vực này sẽ mất khoảng 4-5 ngày để cover hết mà mỗi lần di chuyển giữa các tỉnh trong vùng cũng mất tiền kha khá. Rẻ thì mất 1000 yên/ 2 chiều, đắt phải 5000-6000 yên. Do vậy, các bạn nên cân nhắc và tính toán thật kĩ khi mua loại Pass.  Giá loại 5 ngày là 9000 yên, cũng rất phải chăng. Loại 1 ngày thì mình nghĩ chỉ thích hợp sử dụng nếu đi từ Osaka đi mấy chỗ xa xa như Wakayama và Nara.
    • JR Pass Hokkaido 3-7 ngày: Nói thật là giao thông ở Hokkaido vô cùng đắt đỏ, nên loại 7 ngày Hokkaido là 1 cái Pass tiết kiệm 1 cách đáng kể vì nó chỉ tốn của bạn 24000 yên thôi. Nhưng nên nhớ, nó chỉ cover khu vực đảo Hokkaido : Sapporo, Hakodate, Furano…

Nhớ chú ý trước khi mua pass, hãy tính toán số tiền nếu ko dùng pass và dùng pass và so sánh với nhau.

Chú ý, JR Pass chỉ cover  các tàu và xe bus thuộc sự vận hành của công ty JR. Hầu như trong các thành phố, thì di chuyển chủ yếu lại bằng metro, bus trong nội đô, chính bởi vậy, đôi khi nếu mục đích chỉ cần đi loanh quanh 1 só thành phố, ko đi nhiều, ko đi dài ngày thì các bạn chỉ nên mua các loại thẻ tiết kiệm trong từng thành phố chứ đừng mua JR Pass nhé.

Hướng dẫn đi các tàu Shinkansen

Với những người có JR Pass:

 JR Pass- thẻ đi tàu thần thánh của hãng JR là phương tiện rẻ và tiện lợi khi di chuyển bằng Shinkansen. Và chuyến tàu Shinkansen mọi người thường hay đi nhất là chuyến nối giữa 2 thành phố Osaka và Tokyo hoặc Tokyo và Kyoto. Nếu bạn đi và về bằng Shinkansen thì thẻ này đúng là rẻ hơn đó.
Dù là tiện nhưng  với những người dùng JR Pass thì các bạn có 1 số hạn chế:
  • Không được dùng với tàu Nozomi hay Mizuho mà 2 chuyến tàu này thì vừa nhanh nhất, ít dừng nhất lại có nhiều chuyến nhất trong tất cả.
  • Không thể đặt trước chỗ online mà phải ra tận quầy để đặt
  • Trong trường hợp không đặt được chỗ thì leo lên cũng được, mỗi tội phải đứng nha.
  • Đã mua thẻ và sử dụng thì không được trả lại tiền đâu nha
Nhưng người dùng JR Pass thì khi đi tàu Shinkansen, họ không cần phải:
  • Mua vé :): không phải xếp hàng mà cứ thế đi vào
  • Không cần phải quẹt thẻ mà chỉ cần giơ thẻ JR Pass ra cho nhân viên ga tàu thôi.
  • Đi bao nhiêu chuyến cũng được, không giới hạn về số lượng.

Nếu muốn đặt chỗ với JR Pas thì làm ntn?

Trong trường hợp này, chỉ có duy nhất 1 lựa chọn là bạn phải ra quầy Sales Office ở các bến tàu JR và nhờ nhân viên giữ chỗ cho. Và rất may, có JR Pass thì sẽ được free cái phí giữ chỗ đó.

Cách đi Shinkansen

Nói chung, những người có JR Pass sẽ đi tàu không khác gì những người không có pass, mỗi tội là khi đi qua cửa kiểm soát an ninh thì không được đi cửa điện tử mà phải đi ra cửa có nhân viên ga tàu.
Chú ý biển điện tử khi tàu đến, và phải đối chiếu số tàu trong vé và trên bảng hiển thị nhé
Cổng vào tàu Shinkansen
Ở lối vào mình không được sử dụng cửa Auto mà phải dùng thẻ và xuất trình ở cửa có nhân viên ga tàu
cách xem vé tàu Shinkansen
Chú ý mã số của tàu, ngày, giờ, toa và số chỗ ngồi nha mọi người

Với những người không có thẻ JR Pass

Họ sẽ cần mua vé tàu JR rồi tìm đúng line để bắt tàu và đi lên tàu, và sau đó lưu ý để xuống đúng bến.

Mua vé tàu Shinkansen

Với vé tàu Shinkansen thì bạn có thể mua ở quầy sales office hoặc là mua ở  Vending Machine- máy bán tự động ngay bên cạnh đó.

Mua vé tàu Shinkansen tại quầy Sales Office

Ra quầy thì là nhiệm vụ vô cùng đơn giản bởi vì bạn chỉ cần đọc tên Station, và chốt ngày + giờ với người bán hàng. Khi người ta xuất vé, bạn chứ ý xem cho thật kĩ từng chi tiết của cái vé nhé.

Mua vé tàu Shinkansen tại máy bán vé tự động

Còn nếu muốn tự mua vé ở Vending Machine thì các bạn làm theo các bước sau nhé:

  • Tìm một cái máy bán vé tự động: Máy bán hàng thường ngay gần sales office của JR hoặc ngay gần cửa ra tàu đó các bạn nhé. Các máy này sẽ có màu xanh lá cây như các bạn nhìn thấy ở đây.
HÌnh ảnh máy bán vé tàu JR Shinkansen tự động
Đây là hình dáng của cái máy bán vé nhé
  • Chọn ngôn ngữ tiếng Anh
Chuyển ngôn ngữ khi mua vé Shinkansen
Nhớ chọn English trên góc phải phía trên màn hình các bạn nhé
  • Chọn loại vé mà bạn muốn mua
Chọn vé Shinkansen
Chọn loại vé bạn muốn mua

Nhớ chọn Reserved Seat nếu nuốn không phải đứng khi quá đông.

Chọn giữ chỗ trên Shinkansen
Khi lựa chọn chỗ, bạn sẽ bị mất phí đấy nhé
  • Chọn điểm đi và điểm đến 

Thường trên màn hình sẽ hiện 2 options cho bạn lựa chọn: điểm đến: 1 điểm là điểm station hiện tại của bạn và 1 lựa chọn các station khác.

Chọn điểm đi của tàu Shinkansen
Chọn điểm đi của tàu Shinkansen

Nếu bắt đầu từ station bạn đang đứng thì bạn chọn station đó. Còn nếu chọn Other Station thì tìm station bạn cần mua vé đi từ đó nhé, máy sẽ cho hiện các lựa chọn cho bạn:

Chọn điểm đi tàu Shinkansen
nhớ chọn điểm đi cho tàu Shinkansen thật chuẩn xác nhé
Chọn điểm đến tàu Shinkansen
Sau khi chọn xong điểm đi, điểm đi sẽ được bôi viền xanh. Bạn sẽ tiếp tục chọn điểm đến
 
  • Chọn ngày giờ, số lượng người, trẻ con hay người lớn… cho chuyến tàu Shinkansen: Một khi đã chọn xong điểm đi và điểm đến, bạn tiếp tục chọn ngày giờ và những chi tiết khác cho chuyến tàu bạn định mua nhé.
Chọn ngày giờ cho chuyến tàu Shinkansen
Chọn ngày giờ cho chuyến tàu Shinkansen 1 số máy sẽ hiển thị ntn : lưu ý đây là máy cũ
 
chon số lượng vé Shinkansen
Lưu ý về việc chọn số lượng người lớn và trẻ con nhé. Trẻ con là từ 4->11 tuổi được giảm 50% Người lớn từ 12 tuổi trở lên Còn trẻ dưới 4 tuổi ko cân mua vé nhé

Trên một số máy mới thì nó sẽ hiện ntn: ngày giờ và số lượng sẽ hoàn toàn trên cùng 1 màn hình.

Thay đổi chi tiết vé Shinkansen
1 số máy bán vé tự động mới thì có chỗ thay đổi thông tin vé khác với máy cũ

Có 1 số máy sau khi chọn xong nó còn hiện ra ngày giờ và tên tàu :). Các bạn có thể chọn cho chuẩn xác hơn những máy mới hiện đại.

Với mấy cái máy hiện đại thì muốn chọn trúng tàu nhanh như tàu Nozomi thì các bạn nên check giờ sẵn trên Hypedia rồi sau đó ra đây chỉ dựa theo giờ có sẵn mà mua thôi.

Hiển thị tên tàu và giờ chạy shinkansen
Có 1 số máy cũ còn hiện tên của tàu nữa nè
  • Sau khi chọn xong tất cả, bạn sẽ trả tiền cho vé:
    • Trả bằng tiền mặt : đút tiền vô  bằng xu và tiền giấy. Tiền xu thì chỉ chấp nhận từ 500 yên đồ xuống. Tiền giấy thì từ 10k yên đổ xuống.
    •  Trả bằng thẻ: Bạn có thể dùng thẻ thanh toán quốc tế (Visa, master, Union Pay…) để trả cho vé Shinkansen nhưng lưu ý để chắc chắn loại thẻ bạn dùng có thể thanh toán được, bạn cần xem thẻ của bạn là thẻ chip hay thẻ từ bạn nhé. Vì Thẻ chip thì ok có thể dùng chứ thẻ từ thì có loại dùng được có loại không đó.
Thanh toán shinkansen
Có thể sử dụng thẻ hoặc tiền mặt để thanh toán vé shinkansen
Sau khi xong xuôi thì lấy vé ở khe dưới và tiền lẻ (nếu có)
Mua vé Shinkansen Online

Ngoài việc mua vé tại quầy, vending machine, các bạn có thể mua vé Shinkansen online nhé. Các bạn có thể mua online trên website của JR West Company.

Đây: https://e5489.jr-odekake.net/e5489/ibpc/CBTrainEntryExternalPC?LANG=en

Online thì các bạn cứ làm tuần tự như đặt vé máy bay thôi :). Nên nhớ là đây là đặt vé online, bạn có thể trả tiền ngay qua credit card hoặc trả sau khi đến Nhật.

Trong cả 2 trường hợp này, bạn phải  đến ga tàu, dùng máy vending machine để lấy vé thật sự.

Đây là hướng dẫn lấy vé ở Vending machine nhé

  • Tìm những cái máy có biểu tượng e5489  ở trên máy.
  • Chuyển sang English
  • Chọn Receive reserved ticket ở màn hình tiếp theo
  • Chọn tiếp JR-WEST ONLINE TRAIN RESERVATION
  • Nếu trả tiền trước bằng thẻ, nhớ phải mang theo cái thẻ đã thanh toán theo và nhét thẻ vào nhé. Còn nếu trả sau thì phải nhập mã code đã đặt online
  • Làm xong xuôi thì nhớ lấy vé ở dưới nhé

Cách đi tàu Shinkansen với người không có JR Pass

Ở trên mình có trình bày cách đi tàu Shinkansen với ngời có JR pass, thì đơn giản là với người có vé  thì cũng như thế, chỉ khác cái cổng mà bạn phải bước qua. Đối với những người cầm vé thì bạn phải đút cái vé lại vào cái khe trong cổng tự động nhé.

Thẻ đi tàu shinkansen phải được nhét vào đúng khe nhé
Thẻ đi tàu shinkansen phải được nhét vào đúng khe nhé

Còn việc nhìn vé tàu và đối chiếu với bảng điện tử thì giống với những người có JR Pass.

Các bạn chú ý, đặt vé Shinkansen thì cần theo lịch trình Nhật Bản của mình nhé. Các bạn tham khảo gợi ý lịch trình của mình:

Lịch trình Nhật Bản mùa hoa anh đào

Lịch trình Nhật Bản mùa thu vàng

Ngoài ra, để tiết kiệm, nhớ lên chi phí di chuyển khi đi shinkansen và so sánh với các phương tiện khác nhé. Trong thành phố khi không đi Shinkansen thì bạn có thể lựa chọn đi xe bus.

Hướng dẫn đi xe bus tại Nhật Bản

Facebook Comments
Chia sẻ ngay nào!

Đọc tiếp bài viết liên quan

error: Đây là nội dung được sở hữu bởi Dithoii.com