Trên trời có thiên đàng, hạ giới có Tô Hàng. Mình đi theo tiếng gọi của con tim đi tìm mỹ nam, mỹ nữ, mỹ cảnh và mỹ thực ở thiên đường Tô Châu, Hàng Châu. Nhưng nói thật là mỹ cảnh có nhưng mỹ nam, mỹ nữ chẳng thấy đâu =)). Kinh nghiệm đi du lịch Trung Quốc thì trước đã có rồi nhưng vì mỗi lần đi mỗi khác nên lại phải viết chi li rạch ròi ra. Đặc biệt lần này mình sẽ review thêm những địa điểm nổi tiếng ở Giang Nam mình đã đi :3. Các bạn tham khảo kinh nghiệm du lịch Hàng Châu, Tô Châu, Ô Trấn vùng Giang Nam của mình nhé.

1. Xin visa Trung Quốc:

Bạn nào cần xin visa thì vào đây nhé, mình cập nhật kinh nghiệm xin visa Trung Quốc mới nhất rầu..  Mới có update của 1 nàng tự xin visa là h xin đc và chỉ mất 60 đô. Mình cũng sẽ tự xin để coi mất bao lâu và bao tiền (theo như nàng ấy nói thì vụ này ngốn của nàng ấy mất 2 ngày ròng rã đấy, các bạn cứ consider nhé. Nhưng bù lại, số tiền để làm visa chỉ là 60 đô. Theo như thông tin mới nhất tháng 10-2018 khi mình đi xin thì giá visa dịch vụ đã là 80 đô rồi nha. Nên tự xin thì rẻ hơn được 20 đô)

2. Chi phí du lịch Hàng Châu:

Tầm 12-13 củ (giá tăng do tệ tăng và chi phí visa tăng kinh dị). đấy là chi phí cho 4 ngày 3 đêm.

Trong đó chi phí cho visa và vé máy bay chiếm 6.6 triệu rồi :(. Chi phí còn lại là trang trải cho cả việc đi lại, ăn uống và cả tham quan. Phí tham quan đắt xắt ra miếng nha.

Mình sẽ có 1 bài viết riêng cho phần chi phí và các cách tiết kiệm. Nhưng các bạn cứ chuẩn bị tinh thần là giá cả ko hề rẻ đâu, đồng tệ lên giá nên tour cũng phí cao. Quan trọng là giá các địa điểm tham quan đấy, nên bạn rất cần phải lên plan chính xác nên đi đâu, làm gì cho tiết kiệm mà lại đỡ phải lo nghĩ.

3. Kinh nghiệm săn vé máy bay khi Du lịch Hàng Châu:

a. Transit tại Kuala lumpur- Malaysia:

Mình săn vé máy bay như thế này:

– Hà Nội-Kul: tầm 1.8 củ

– Kul- Hàng Châu: 2.3 củ

vé mình là tổng cộng 4.1 củ 🙁

Mình phải đặt trước tầm 1 năm trên airasia và canh đc vé vào dịp tháng 3 năm ngoái. Nói chung đấy là cách hơi dở vì rủi ro cao, lỡ bận các kiểu. Nhưng có cách khác bạn mình mới mách cho

Với các bạn đi từ Sài Gòn, chi phí còn rẻ hơn thế.

Sài Gòn- Kul: tầm 1.2-1.4 triệu

Kul- Hangzhou: 2.3 củ

Vị chi là 3.5-3.7 củ. rẻ hơn cả đi từ Hà Nội.

b. Đi xe khách qua Nam Ninh, máy bay đến Hangzhou, Shanghai:

-Hà Nội- Nam Ninh: 1.2 củ (xe khách, còn 1.6 củ là đi tàu nha)

-Nam Ninh- Hàng Châu hoặc Nam Ninh- Thượng Hải: 2.8 củ

Vị chi cũng 4 củ

Nhưng đi cách này bạn cũng chịu tốn thêm công sức do bạn phải ngồi trên tàu hoặc trên xe khách rất nhiều time.

Vé máy bay Nam Ninh- Thượng Hải cách tầm khoảng 2-3 tuần trước khi bay sẽ rẻ nhất. Tuy nhiên, cũng có nhiều lúc nó ko được rẻ đâu (ví dụ như đợt lễ tết của Trung Quốc), vì vậy, các bạn nên search vé bay trước  1 tháng nhé.

C. Các cách bay khác:

Thật ra còn rất nhiều các cách bay từ Hà Nội- Sài Gòn đến Hàng Châu, hoặc Shanghai:

Từ Hà Nội:

  • Bay thẳng đi Thượng Hải : Có hãng hàng không quốc gia Vietnamairlines nhé. Giá rẻ nhất 2 chiều là 6.5-6.7 triệu (thường là phải săn vé vào đúng dịp khuyến mãi mùa thu vàng hoặc mùa hè rực rỡ…. các thứ). Nếu ko thì phải 11 củ 🙁
  • Bay thẳng đi Hàng Châu thì chỉ có Đà Nẵng, nếu đi từ HN thì phải đi transit thôi, giá tầm 4,3 triệu gì đó.
  • Transit ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Hongkong, Côn Minh, Ma Cao…. nhưng nói chung đều tầm 6-7 triệu nếu đặt luôn. Còn nếu đặt xa xa khoảng 2-3 tháng thì giá rẻ hơn nhiều.

Đặt Vé máy bay giá rẻ nhất đi Thượng Hải từ 4.4 triệu

Đặt vé máy bay giá rẻ nhất đi Hàng Châu từ 4.2 triệu

Từ Sài Gòn:

  • Bay thẳng đi Thượng Hải: giá Vietnamairlines khuyến mại cũng tầm 7.5 triệu-> siêu đắt T.T. Chẳng thà bay China Eastern Airlines giá 7.1 triệu (đặt sát đít, thích lúc nào đi thì đi).
  • Bay transit qua Hạ Môn, Quảng Đông, Thâm Quyến, Hongkong, Côn Minh, … thì tầm 5.1-> 7 triệu.

Túm cái váy lại:

Theo Mình thì bạn chọn cách trên, đi máy bay bao h cũng đẹp đẽ, đi nhanh hơn và có time nghỉ ở KUl thì bạn có thể dạo quanh các shop duty free tiện thể mua quà cho mọi người ở nhà (ở Kul cái khu shopping của nó tởm lắm, bạn đi 20m là 1 cái shop, và nhiều shop mỹ phẩm đến hoa cả mắt. Bạn sẽ chỉ hận mình sao ko vác cả thùng tiền ra mua sắm đồ về mà bán đây. Đồ mỹ phẩm đẹp lắm, lại nhiều mẫu. Giá khá ok khi 1 thỏi son tầm 170k…. cũng ngang mua sắm ở Hàn Quốc thôi.

>Đọc thêm bài kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc của mình để biết chi tiết<<

>> Nếu tiện đi transit ở KL thì các bạn nên ghé qua Melaka- 1 thành phố giống Hội An ở Việt Nam, xưa kia là 1 hương cảng sầm uất bậc nhất Châu á đó. Xem kinh nghiệm du lịch Melaka của mình nhé. Chỉ cần 1 ngày đến đây thôi là đủ để “phê” rồi.

Và 1 lưu ý nữa cho các bạn, các bạn nên chọn sân bay Thượng Hải là điểm đến đầu tiên nếu có dự định cả vùng Giang Nam, Thượng Hải vì sân bay này đông chuyến bay hơn Hàng Châu.

4. Kinh nghiệm thuê Wifi du lịch Hàng Châu:

Như bài trước đó mình đã review  và so sánh việc thuê wifi hay là dùng sim khi đi du lịch nước ngoài, nên lần này mình quyết định sẽ thuê wifi dù chỉ có 1 mình =)). Thêm 1 vài lí do nữa cho việc này:

  • Ở TQ, phí thuê Wifi cũng ko có đắt,, rẻ lắm.
  • Cục Wifi ở TQ pin rất bền và bản thân nó chính là 1 cục pin, mình có thể cầm sạc luôn.
  • Mình phải dùng đt quá nhiều, nếu mà dùng 3-4g thì pin hết rất nhanh.

Bằng đó lí do làm mình quyết định thuê wifi ở Trung Quốc.  Nhưng thuê ở đâu.

Các bạn tham khảo giá 1 số bên:

  • Klook: 101,750 đ/ ngày trả và nhận tại sân bay Hàng Châu. Nó ở ngay sảnh đi quốc tế (rất gần sảnh đến). Nhưng hạn chế của chỗ này là ko mở 24/24. Nó chỉ mở từ 6:30am-10:30pm. Khi thuê cần đặt cọc 500 tệ nhé.
  • Laxgo: đặt hàng các kiểu đểu ở Việt Nam. Tuy nhiên chi phí đắt hơn: 140.000đ/ ngày .  Có điều tiện lợi là bọn nó trả với nhận wifi đều qua ship hàng hết. Khả ổn.
  • Weefeego: 150k/ngày. Giống Laxgo. Mình đã từng dùng wifi của Weefeego đi du lịch Nhật Bản nên rất có thiện cảm với các bạn này: đồ dùng ổn, pin bền. wifi hoạt động ổn định.
  • A&H Wifi: 125k/ngày

THeo mình các bạn nên xem xét coi mình đi lại kiểu gì, đi có tiện không bạn nhé. Nếu bạn đến sân bay tầm thời gian tréo ngoe, kiểu sáng cực sớm hoặc đêm cực muộn thì ko nên thuê klook mà nên thuê từ Việt Nam luôn các bạn nhé. Còn ko thì lựa chọn Klook là ổn nhất về giá.

5. Kinh nghiệm ăn uống:

  • Sáng : mì, cháo quẩy, bánh bao (xỉu lồng báo). Đây là các món phổ biến trong tầm giá 5-15 tệ hoặc rẻ hơn. Tất nhiên mì và cháo là lựa chọn khả dĩ nhất. Bánh bao hay xỉu lồng báo sẽ chỉ khiến bạn đỡ cồn ruột, chứ ăn ko mấy no.
  • Trưa: ăn ở các quán cơm với chi phí tầm 20-50 tệ. Có đầy đủ món. nhưng mỗi món thịt tầm 20 -40 tệ, món rau tầm 10-15 tệ. 1 bát cơm 2 tệ thì phải :v
Du lịch Hàng Châu | Ăn uống ở Ô Trấn
Bữa ăn trưa ở Ô Trấn giá 50 tệ :v
  • Tối: ăn mấy món đặt sản kiểu cá sốt dấm, ngó sen xào thịt bò, vịt quay… cũng phải mất 30-60 tệ đó.
Du lịch Hàng Châu | Ăn uống ở Ô Trấn
Món cá nấu dấm và miến cũng phải 50 tệ/ món. Có lẽ do mình là khách nước ngoài nên bị chém á

Vì đi du lịch Hàng Châu, Tô Châu, Ô Trấn 1 mình nên việc mình tốn tiền ăn hơn đi theo nhóm là chuyện bình thường. Nếu đi theo nhóm thì các bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền. Ví như 1 bữa 80 tệ là cho 2-3 người ăn, 1 mình chén thì chỉ ăn hương ăn hoa vài miếng =)). Nhìn chung cũng phí nhưng đi để cảm nhận văn hóa, sinh hoạt của người ở đấy, nếu ko ăn thì lại thấy thiếu nên thôi cứ tốn 1 lần còn hơn tiếc sau này.

6. Kinh nghiệm chọn khách sạn khi du lịch Hàng Châu:

Nhìn chung, vì mình ở 3 nơi mà mỗi nơi lại 1 khác nên chọn khách sạn nó cũng theo quy tắc khác nhau.

Nếu có plan đi du lịch Hàng Châu, Tô Châu, Ô Trấn, các bạn nhớ quy tắc đặt phòng sau:

  • Khách sạn/ nhà nghỉ nên gần khu trung tâm, du lịch, vui chơi (vì đi lại bên Trung Quốc ko có thuận tiện nên đi bộ vẫn là hợp lí nhất, đi càng xa thì càng mất sức cho bạn.)
  • Khách sạn/ nhà nghỉ ko nên ở trong ngõ mà nên ở mặt đường: vì ngôn ngữ hạn chế nên bạn sẽ rất khó để tìm được khách sạn nếu nó ở trong ngõ, mình từng gặp rắc rối này khi đi du lịch Cửu Trại Câu rồi nên lần này rút kinh nghiệm luôn.
  • Khách sạn/ nhà nghỉ cần phải có dịch vụ 24/7 để khi bạn checkout/ checkin sớm/ muộn thì có người làm thủ tục giúp bạn.
  • Khách sạn/ nhà nghỉ cần phải có sđt để nhỡ bạn có lạc đường thì biết mà gọi cho họ.
  • Nhân viên tiếng Anh ok.

Nói chung khách sạn ở Trung Quốc khá rẻ, chỉ là tiếng Anh của  họ hơi kém, nên phải kén chọn 1 chút/ 1 đêm trung bình sẽ là 50 tệ (ở dorm) và có thể đắt hơn nếu bạn ở riêng. Mình prefer agoda.com vì nó rẻ hơn 🙂 mặc dù phải trả trước.

Còn dưới đây là những khách sạn mình đã chọn :).

Các bạn nên mở bản đồ ra coi để thấy khách sạn ở vị trí nào.

Bản đồ khách sạn ở Hàng Châu

Ở Hàng Châu thì nên ở gần khu Tây Hồ ấy

Bản đồ khách sạn ở Ô Trấn

Rất ít khách sạn ở trong trấn mà nó thường nằm ở đường bao ngoài của trấn nhé. Nên chọn cái nào gần cổng ở xizha nếu bạn muốn ở lại qua đêm nhé 🙂 Vì 6h là khu Dongzha đã tắt đèn và ko cho vào nữa. Chỉ có khu xizha là mở đến 10h tối thôi.

Còn nếu các bạn ko phiền vì chi phí đắt đỏ thì ở ngay trong khu Xizha ấy. Khách sạn trong trấn cũng đẹp với cổ kính lắm.

Bản đồ khách sạn ở Tô Châu


Ở Tô Châu thì muốn ở khu phố cổ thì cứ tìm khách sạn dọc các con phố Shantang (Sơn Đường)  và Pingjiang.

Giá khách sạn tầm 100k trở lên nhé các bạn, nhưng nhà càng đẹp, càng gần khu phố cổ đông đúc thì càng đắt nha.

7. Lịch trình đi Du lịch Hàng Châu- Tô Châu- Ô Trấn:

Mình chỉ có 4 ngày 3 đêm thôi nên lịch trình rất chi là sát xao:

Ngày 1: Hà Nội-Kul- Hàng Châu, đến Hàng Châu thì chỉ vô airport ngủ thôi =)) đợi đến sáng để thuê cái wifi

Ngày 2: 1 ngày loanh quanh du lịch ở Hàng Châu: Tây Hồ, Công viên Tống Thành, xem biểu diễn Tống Thành Thiên Cổ Tình, hoàng hôn về lại Tây Hồ và tối ra phố đi bộ Qinghefang.

The peaceful #westlake #hangzhou #china #zhejiang #travelchina #solotravel #adventuretochina #travelgram #chinatravel #travelphotography #femaletravel #dithoii #hangzhoucity

A post shared by huyen chen (@chenhuyenchen) on

Ngày 3: Một này chơi ở Tô Châu: mình chỉ kịp đi Chuyết Chính Viên ( Humble Administrator Garden) và Phố đi bộ Shantang của Tô Châu. Đêm đến Ô Trấn

Tô Châu | Vườn cổ Tô Châu
Lâm viên ở Tô Châu, siêu đẹp

Ngày 4: Lượn lờ Ô Trấn từ sáng đến tận đêm. Ngắm mưa trấn cổ.

Ngày 5: về lại Hàng Châu -> Hà Nội.

8. Kinh nghiệm đi lại, di chuyển ở Giang Nam:

1. Từ sân bay về thành phố:

a.Từ sân bay Hàng Châu:

Từ sân bay Hàng CHâu về thành phố có 2-3 cái option:

  • Đi taxi: ko đặt trước, tầm 118 tệ. Nhưng mình bị nó lừa thành ra phải trả 148 tệ (nó bảo ko có tiền lẻ mới cay!)
  • Đi xe shuttle bus đến Hangzhou Railway Station, sau đó đổi chuyến sang tàu điện ngầm. Giá là 20-35 tệ/lượt/người. Nhưng đi tàu điện ngầm tầm mất thêm từ 2-9 tệ nữa.

b.Từ sân bay Thượng Hải

Có 4 options:

  • Đi taxi: tùy từng nơi nhưng từ 80-180 tệ.
  • Đi xe bus: Shuttle bus về các phố lớn trong Thượng Hải, giá tầm 22 tệ
  • Đi tàu điện ngầm nhiều stop: 9 tệ
  • Đi Maglev: tàu cao tốc- 50 tệ.

Nếu các bạn đi 15 người 1 nhóm thì mình khuyên thật là nên thuê xe riêng để chở bạn đi về trung tâm thành phố.

Giá thuê của 1 xe chở 15 người là 250 tệ (hơn 1 triệu)

2. Di chuyển đi lại trong thành phố

Trong hầu hết các thành phố ở khu vực Giang Nam ở Trung Quốc đều có:

  • Xe bus: 2 tệ/ lượt đi
  • Tàu điện ngầm (metro): đi trong thành phố: tầm 2-9 tệ/ chuyến tùy độ dài ngắn
  • Xe đạp công cộng, đi đến đâu để xe ở đó cũng được : giá tầm 0,5-1 tệ/30 phút
  • Tàu: di chuyển mọi miền của đất nước
  • Thuyền- phà: di chuyển trong hệ thông kênh rạch chằng chịt + hồ nước nhiều như ở vùng Giang Nam này.
  • Xe khách đường dài: nối các thành phố với nhau

Điểm đặc biệt ở Trung Quốc với các quốc gia khác đó là hệ thông xe đạp tiện lợi. Ví dụ bạn đi bộ mệt, còn xa mới dến bến xe bus hay tàu điện ngầm, bạn có thể quẹt thẻ, lấy 1 cái xe đạp đi rồi lại để nó ở bến gần metro hay bus :), quá tiện lợi đúng ko?

Để sử dụng được hầu hết các phương tiện công cộng, các bạn nên dùng loại passenger pass của từng thành phố nha.

  • Shanghai transportation card: Để dùng thì bạn mua thẻ ở sân bay, nhớ là đến metro station ở sân bay hoặc chi nhánh các ngân hàng : Shanghai Pudong Development (SPD) Bank, Bank of Communications, Buddies CVS và Kedi CVS để mua nhé. Khi mua sẽ  phải deposit 1 khoản là 30 tệ, mỗi lần nạp thì được nạp 10 tệ (ở bất kì đâu) hoặc 50 tệ ở các máy nạp thẻ ở metro station. Có mấy loại nhưng loại mà được refund tiền deposit là Standard card.  Thẻ này được dùng ở cả Suzhou nên các bạn nào đi Shanghai thì đi suzhou trước để dùng cho tiện.
  • Hangzhou Transportation Smart Card: Có 2 loại thẻ: Xi Ling Card và IC Card.  Xiling là thẻ fix số tiền/ ngày, có loại 1 ngày 15 tệ, 2 ngày 25 tệ. Nhưng mình thấy nó khá hạn chế. IC card mới là loại dùng bao nhiêu charge giá bấy nhiêu. Loại IC card thì các bạn nên chọn loại Z, dành cho du khách và được refund toàn bộ số tiền. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng xe đạp công cộng, bạn phải để 1 khoản tiền hơn 300 tệ vào cái thẻ này như kiểu deposit đó.  Để tạo thẻ, các  bạn đến sân bay và hỏi nha hoặc ra trung tâm thẻ ở 20 Long Xiang Lu, Yan An Lu Bus Stop.

9. Review các địa điểm tham quan, di tích:

1. Mỹ cảnh đệ nhất: Ô Trấn

Ô Trấn (cổ trấn sông nước Giang Nam cách Hàng Châu/ Tô Châu 1.5 tiếng đi xe bus – Tầm 80-90km). Đẹp vãi lệ 1:(, nhưng hơi ít trò để chơi và để tham quan thì cũng chỉ là chụp choẹt và xem mấy cái bảo tàng. Chấm Ô Trấn 5 sao cho ngoại hình nhưng cái “chất” thì hơi lẹt đẹt.

Cơ mà cứ đi 50m chắc lại có thể chụp được 10 kiểu đẹp lung linh. Cho nên nói thật là mình mê đắm cái cổ trấn này. Thật ra thì mình nói ở trên nó hơi ít trò chơi là bởi vì lúc mình đi ko phải vào dịp lễ hội đông đúc ở đây. Thường lễ hội vào những dịp này, bạn nào thích huyên náo thì cũng có thể đi xem:

  • Lễ mừng năm mới- nó cùng dịp với Tết ở Việt Nam, nên lễ hội to, rất đông)
  • Nguyên tiêu : đây là ngày lễ khủng nhất sau lễ mừng năm mới ở khắp  Trung Quốc. Ngày này sẽ giăng đèn kết hoa khắp sông với khắp

Giá cho cái cổ trấn cũng chát ko thể chát hơn: 200 tệ (1 tệ =3575 vnd nên tương đương 715k) cho 2 vùng – Đông và Tây. Nhưng bạn sẽ phải mât 1 ngày trọn vẹn để đi chỗ này. Yên tâm ko làm ban thất vọng đâu. Cái thất vọng nhất chỉ là tại sao họ ko có nhiều hoạt động văn hóa để trải nghiệm hơn: kiểu câu cá, làm thủ công mỹ nghệ hay thưởng thức trà đạo…. gì đấy.

Du lịch Hàng Châu | Ô Trấn
Mùa xuân ở Ô Trấn

2. Mỹ cảnh đệ nhị- Hàng Châu:

Khi đi du lịch Hàng Châu thì không thể bỏ qua Đẹp nhất là Tây Hồ, ở Hàng Châu người ta nói thế. Nói chung đi dạo quanh hồ nước rộng 5-6 km này thì bạn sẽ thấy:
– Hoa mận, hoa đào, hoa mộc lan xinh xắn.
– Liễu rủ nên thơ với mấy con thuyền đò như mắc cửi. trời ơi hoàng hôn phải cứ gọi là nước chảy thành thơ.
– Nhiều di tích 2 bên: 2-3 cái chùa to, 3-4 cái dinh, lăng mộ của các bậc tướng quân, văn nhân sĩ tử.
– Trai gái chụp ảnh cosplay cổ trang 2=)), Thật ra dùng “trai gái” cho sang mồm chứ toàn các vị phụ lão.
– Hàng Châu cái chỗ nào cũng đặt tên rất nho nhã, và bất giác khi đi dạo các bạn sẽ thấy các tài tử và tài nữ viết thư pháp bằng nước trên mặt sân gạch quanh hồ. Đấy vùng đất thơ nó là thế.

Bạn cũng còn có thể đi thuyền dạo hồ + lên đảo trên hồ ngắm cái vườn đẹp đẹp. Mình chưa đi nhưng xem qua ảnh chụp thấy cái đảo cũng khá ok.

Bạn mua vé từ trên bờ cũng được, giá vé rẻ thôi mà:

  • Thuyền vãn cảnh, thuyền gỗ  nhỏ, có mái che: 55 tệ/ người (bao gồm vé đi Tam đàm ấn nguyệt)
  • Thuyền sơn sửa đẹp: 70 tệ/người (bao gồm vé đi Tam đàm ấn nguyệt)

Và nếu thuê theo giờ thì thuyền bé 150 tệ/ giờ. Thuyền to 180 tệ/giờ. Còn nếu tự lái thì là 30 tệ/ giờ nhưng thuê thuyền thì ít nhất là 6 người nha.
Nếu đi buổi tối thì giá lại khác:

  • Thuyền rồng: 90 tệ/ người
  • Thuyền sơn đẹp: 50 tệ/người
  • Thuyền có người chèo: 150 tệ/ giờ/ ít nhất 6 người trên thuyền mới đi.

Và thậm chí còn có cả thuyền đi từ Hàng Châu đến Tô Châu ban đêm, nó gọi là du thuyền. có cả phòng ngủ phòng ăn các thứ. Đi cái này bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh  2 bên Đại Vận Hà. Mình cam đoan là rất đẹp :3. Dù chưa đi =))). nhưng đoán là đẹp vì Tây Hồ và Thái Hồ đã siêu đẹp thế rồi.

Du lịch Hàng Châu | Tây Hồ
Mùa xuân ở Tây Hồ- Hàng Châu- hoa bung nở hồng rực góc trời

3.Mỹ cảnh đệ tam- Tô Châu:

Chuyết Chính Viên ở Tô Châu. Tô Châu đệ nhất vườn 3:3. Công nhận đệ nhất. Từ cái phòng tiếp khách cho đến các cây trong vườn cũng rất duyên dáng. Lại còn mấy cái lầu gác và cái lầu mô phỏng chùa cùng các thứ tranh, cây cảnh,… đồ trưng bày. Nói chung là đệ nhất Tô Châu cũng đúng thôi! Nhưng giá cũng ko rẻ, 70 tệ nha 4:v.

Tô Châu ngoài Chuyết Chính Viên còn có rất nhiều vườn đẹp (đại lâm viên):

  • Võng Sư Viên
  • Sư Tử lâm
  • Lưu viên
  • Thương Lang Đình
  • Nghệ Phố
  • Ngẫu viên
  • Thoái Tư Viên
  • Hoàn tú sơn trang

Chuyết chính viên là khu vườn lớn nhất và được lọt vào top tứ đại lâm viên trung quốc (ngang hàng với Di Hòa Viên Bắc Kinh nha).

Cùng xem Chuyết Chính Viên có thật sự đẹp như lời đồn không nhá

Tô Châu ngoài vườn còn có hồ và hồ này còn lớn hơn Tây Hồ- Hàng Châu nhiều. Nó gọi là Thái Hồ. Nhưng nói chung nó k nổi tiếng bằng và ít cảnh quan lãng mạn hơn (lí do chắc vì nó rộng quá). Đến Tô Châu thì cũng đừng quên 1 số những con phố hai bên bờ kênh Đại Vận Hà siêu đẹp nối nhau bởi những cái cầu đá lung linh:

  • Sơn Đường (shantang)
  • Bình Giang (Pingjiang)

Đi dạo phố, ngắm đèn lồng đỏ 2 bên sông, hẹn hò cầu đá, ăn vặt chính là cái thú ở Tô Châu. Mình thấy Tô Châu giá cả mềm hơn Hàng Châu, đáng yêu hơn về mặt đồ lưu niệm nhưng đồ ăn lại ko ngon bằng đâu :3.

4. Mỹ cảnh đệ tứ – Tống thành thiên cổ tình Show:

Show Song Dynasty Romance (Tống thành thiên cổ tình) – vở nhạc kịch thuộc top 3 hay 5 vở nổi tiếng nhất thế giới. Noi chung cảm nhận là: hoành tráng vãi. Tuy đây ko phải vở của lão Trương (Trương Nghệ Mưu tiên sinh) nhưng cũng thuộc hàng thiên cổ. MÌnh phát hiện là cái hay của họ là ở chỗ hòa trộn giữa : màn hình đằng sau, người đằng giữa và phía trước là các tiểu cảnh, làm người ta cứ thấy hư hư thực thực. Đã thế lại còn có yếu tố 4d, người xem interact với cái buổi biểu diễn. Lúc thì mưa phun nước, lúc có đèn lông lên đèn thì 1 loạt đèn trên cao hạ xuống. khói xông ra từ phía khán đài khi dàn diễn viên di chuyển đi xuống từ hành lang…. 1 từ thôi: quá hành tráng và đẹp xuất sắc. Tui phải nói là cái buổi diễn này ko uổng tôi chi 320 tệ để vào cửa và hơn nữa nó làm mình đỡ thấy tiếc vì đã vào cái công viên tương đối nhốn nháo Songcheng kia.

Tuy nhiên trước khi đi xem show thì bạn nên cân nhắc. Ở Hàng Châu có mấy cái show nổi tiếng:

  • Ấn tượng Tây Hồ (Impression Westlake)- Do đạo diễn Trương Nghệ Mưu tạo nên. Cũng vẫn cùng 1 nội dung nhưng lại diễn ra trên mặt hồ thật, nước thật, cũng ảo, nhưng bị 1 khuyết điểm là vì nó được dàn dựng và diễn ngoài trời nên trời mưa là…. ôi thôi hủy. Impression Westlake được đánh giá khá cao, nhưng nó lại rất hay hết vé. Các bạn nên hỏi khách sạn để nhờ họ đặt vé cho. Vé đắt hơn hẳn- 476 tệ nếu đặt online nè. Nếu đặt ở khách sạn họ sẽ cho xe đến đón. Nó diễn ra tầm 1 tiếng vào buổi tối lúc 7h.
  • Tống thành thiên cổ tìnhCái này đạo diễn là ông gì đó làm đạo diễn Kí ức Hội An bên mình. Đây là vở diễn top 3 ở Trung Quốc. Vở diễn này được diễn ra ở khuôn viên khu vui chơi, công viên chủ đề Tống Thành. Khu này giống kiểu phim trường, có cảnh hàng quán, bến sông cổ trang, bạn nào thích có thể mang đồ cổ trang đến chỗ này chụp ảnh hoặc thuê ở đây đi chụp. Nói thật tớ ko thích cái công viên này lắm vì cảnh vừa giả vừa xấu (thỉnh thoảng có chỗ đẹp thôi) nhưng được cái buổi biểu diễn ở đây diễn ra ở trong nhà nên ko lo. 1 Điểm cộng ở đây là vé xem show và vé vào công viên là 1, tức là mua 1 lần được cả 2 nhé các bạn. Vé của buổi này là 310-336 tệ (tất nhiên vé vip thì đắt hơn).   Nói chung rất là tiện. Nếu book ăn tối thì bạn sẽ được đón từ lúc 5h chiều, ăn tối trước xong xem show đến tầm 8h30.

Lưu ý nhé:

Bạn nào đi xem Tống thành thiên cổ tình thì nên chọn mua khán đài ở giữa (chỗ ngồi số 1-2-3). Tớ chọn vé 320 tệ (đắt hơn chút xíu) để ngồi tầm hàng 13 (nhưng nói chung hàng đó vẫn quá là xa để chiêm ngưỡng được hết).

Tớ phải căng mắt ra nhìn + quay với max zoom hết cỡ máy ảnh. Thôi lần sau nếu quay lại tớ sẽ chọn Impression Westlake :).

Nếu bạn nào không ham hố chụp ảnh và đi dạo phố như tớ thì lựa chọn xem ca nhạc + ăn là perfect nhất.

Du lịch Hàng Châu
Show diễn hoành tráng nhất mình từng biết :v

Nếu bạn nào ko muốn đi xa và lại muốn thưởng thức cảnh đẹp của hồ buổi tối thì các bạn nên mua vé Impression Westlake. Theo như bạn mình cho xem clip thì buổi diễn Impression Westlake trông rực rỡ và đẹp hơn ấy.

5. Tổng kết:

4 cảnh đẹp nhất này, bạn ko trải qua thì quả thực là uổng 1 cái công bạn đi đến tận vùng Giang Nam xa xôi này.
Thế nhưng Tô Hàng là thiên đường thì cũng là địa ngục ở 1 số tình huống, 1 số việc:

– Sudi: con đường vô duyên và chán đời nhất Tây Hồ.
– Không có biển điện tử trên xe bus: Đi xe bus mà cứ khư khư GPS để định vị và xuống đúng chỗ.
– Nhà vệ sinh vẫn phần đông là xí xổm chứ ko phải xí bệt. Xị bệt chỉ có ở những khu di tích xếp hạng AAAAA và cổ trấn Wuzhen thôi.
– Bến xe khách ko có tiếng Anh trừ tiếng stop, ticket hall hay waiting hall- và thiếu cái quan trọng nhất : tên các địa điểm để người ta vô mua vé 1:(. Cái này là kém xa bên tỉnh Tứ Xuyên, khi mà đi đâu mình cũng biết là mình đi tỉnh nào, ra ở cổng nào vì có tiếng Anh. Làm cho mình cực lực phải dùng google translate mới hiểu và cứ ú ớ dùng thứ tiếng Tàu bồi để hỏi họ.

10. Vào Google, Facebook, Youtube như thế nào?

Trong quá trình đi mình có dùng NordVPN nhưng phát hiện ra nó rất bất tiện :(((. Mình cũng có mua sim và lấy sim ở Hàng Châu nữa. Nhưng ở thời điểm lúc đó mình mua sim thì nó vốn không có các option sim gồm VPN. giờ thì Sim có VPN bán đầy rồi.

Đây các bạn có thể vào đây để mua sim có cài sẵn VPN, bạn vào thoải mái luôn! Họ sẽ chuyển Sim về tận nhà. Còn nếu bạn nào muốn chắc chắn thì mua sim online rồi lấy ở Thượng Hải, sim này không những có internet còn có cả Call luôn!

Xem thêm kinh nghiệm sử dụng internet ở Trung Quốc mà không bị chặn Youtube, Google, FB.

Các bạn xem chi tiết các bài viết liên quan nhé

Album ảnh của mình, bạn nào muốn xem thì cứ xem qua đây nhé :3. Nói chung mình khá hài lòng với chuyến đi du lịch Hàng Châu, Tô Châu và đặc biệt Ô Trấn vì nhiều ảnh đẹp quá, up mãi ko hết. Nhưng giá mà mình biết việc xin visa  Trung Quốc sớm hơn và tiết kiệm được chi phí đi lại, ăn uống nữa thì ổn.

Facebook Comments
Chia sẻ ngay nào!

Đọc tiếp bài viết liên quan

error: Đây là nội dung được sở hữu bởi Dithoii.com