Thật sự như vậy luôn. 2 Năm trước đó mình mơ về 1 chuyến đi Ấn chỉ vì buổi tối hôm đó đọc và tìm hiểu về Jaipur nên cứ thế bê nguyên vào giấc ngủ thôi. Ai dè, từ mộng thành thật, mình đi du lịch Ấn Độ và điểm dừng chân ghé qua đầu tiên chính là Jaipur. Mình sẽ kể cho các bạn nghe hành trình hiện thực hóa giấc mơ thành phố hồng (pink city) của mình nhé.
Săn 1 tấm vé mất 1 năm mới đi Jaipur
Mình vốn thích săn vé máy bay giá rẻ và có hẳn 1 series chia sẻ kinh nghiệm để các bạn hớt được vé 0 đồng. Nhưng mà với Ấn Độ, hồi trước khi Vietjet chưa tung ra cái vé 3-4 triệu ấy, mình đã phải trầy trật vật mặt để săn đc 1 tấm vé. Tất cả được mua trước đó hẳn 1 năm :)). Sau đó 1 năm thì đầu năm mình đi Ấn thì cuối năm vietjet tung vé máy bay giá rẻ 1 cách kinh khủng làm tôi tiếc hùi hụi. Đợt mình đặt thì đầu như các hãng giá rẻ nhất thi vé toàn 7-8 đến 10 củ, có Airasia là rẻ nhất, 5.8 triệu mà cơ bản chỉ có vé và 7kg chứ ko phải 1 rổ hành lí 20kg. Và Airasia thì phải canh cái deal 0 đồng của nó (bi h chắc Airasia phải lận đận lắm vì dịch ảnh hưởng kinh quá).
Tổng hợp chi phí đi Ấn Độ và các cách thức du lịch giá rẻ của tớ
Chính vì đặt giá rẻ nên đến lúc gần đi, mình lại phải mua thêm hành lí với giá 100 đô nữa :((( Mà đó là hành lí chiều về thôi á (đắt là bởi vì mua 2 lần- transit ở KLIA2- Kuala Lumpur mà) nên tính ra giá vé cũng khét lẹt chứ chẳng rẻ. Mà khổ nhất là vali lúc đi phải mang cái loại rẻ mạt nhất cuộc đời đi :(((. Thế nên mình thấy các bạn sau mình may mắn vô cùng khi hãng hàng không mang tiếng Delay Airlines nhà mình mở đường bay vô xứ Ấn với mức giá trung bình là 4 củ, (3.7 củ nếu đặt đợt 0 đồng).
Sân bay nghèo nàn của Jaipur- Bị chặt chém tơi bời 🙁
Sau khi đến Jaipur (sau khoảng mười mấy tiếng bao gồm thời gian transit dài dằng dặc ở KLIA2), mình và đứa bạn đã đặt chân đến sân bay của Jaipur. Và cảm nhận đầu tiên là… cái sân bay này quá mức tồi tàn!
Đáng sợ đầu tiên là lúc làm thủ tục nhập cảnh, mình phải khai báo hành trình (như mọi quốc gia khác yêu cầu) và thề là khi nhìn cái chỗ bàn ngồi để khai báo, mình phát hoảng! Vì đó là 1 bãi… phân chim bay tung tóe…. két lại từ thập kỉ nào đó :-s. Mẹ ơi! Ghê!
Và sau khi làm xong cái thủ tục nhập cảnh thì cũng đến lúc 10h đêm, khá muộn rồi nên 2 đứa con gái chúng mình phải tìm ngay 1 cái taxi để đi về khu trung tâm- chỗ mà chúng tớ đặt nhà nghỉ. Và lởm đời ở chỗ, khi ra đến chỗ cửa thì mình phát hiện chỗ này chỉ có 2 bàn đặt taxi mà bàn 1 là của 1 ứng dụng có tên là Ola- sau khi về khách sạn mới biết hóa ra nó là ứng dụng như Uber của Ấn- kiểu giống Grab ấy, đặt rẻ vãi nồi. Mình chỉ tiếc là mình biết nó muộn quá. Vì bàn Ola chạ có 1 ai nên mình lại phải lụi cụi ra cái bàn đối diện chỉ có 1-2 người đàn ông. Họ phán giá…. 500 rupee cho 1 chiều đi vào thành phố :v cách cái sân bay có khoảng 10-12km (500 Rupee tiền Việt là khoảng 150k nhé). Trước đó mình đã check trước ở nhà giá rổ đi về từ sân bay và được báo giá 300 rupee :v. Nhưng mà đến nơi bị chém đau đớn ntn thì mình quyết định đi ra bên ngoài sân bay để coi giá rổ có giảm ko :v. Thì sau khi đi ra ngoài sân bay, đậu má, giá chung các bạn ạ. 1 thôi 1 hồi cứ mặc cả đi mặc cả lại, 2 đứa đành chấp nhận với mức giá 450 rupee :((. Còn buồn hơn là khi về khách sạn và check cái Ola thì giá còn có 250 rupee :(((. Ôi cuộc đời, đành phải chịu thiệt chút thôi chứ nói thật đi tối ở Ấn Độ sợ thật, toàn đàn ông xung quanh.
Lần sau, các bạn hãy check trước giá các phương tiện gọi xe bằng Google Map. Chỉ dẫn sử dụng google map cho các bạn ở đây
Một đêm ở nhà trọ bình dân kiểu Ấn ở Jaipur
Và đúng như kiểu định luật Murphy, kiểu gì 1 chuỗi bad luck sẽ diễn ra ngay khi vận xui đầu tiên kéo đến 😐 Sau khi bị chém đau đớn ở sân bay, mình và bạn ngậm đắng nuốt cay đến cái nhà nghỉ chúng mình đặt trên Booking. Và choáng các bạn ạ. Nhìn hình ảnh có vẻ ok vậy nhưng cái chỗ chúng mình ở nó tồi tàn kinh khủng, vô cùng tồi tàn, như 1 quán trọ qua đường ấy. Nhưng thật ra nhờ cái vụ đặt phòng kinh khủng trên Booking mà chúng mình biết được cái tiêu chuẩn đặt phòng “tối thiểu” cần nhớ ở bên Ấn Độ.
LƯU Ý KHI ĐẶT PHÒNG Ở ẤN ĐỘ:
- Luôn chọn phòng nằm ở khu đông đúc, ko chọn khu vắng vẻ, xa xôi, check kĩ trên bản đồ coi cái khu bạn ở có nhiều hotel gần đó ko nhé. Nếu có thì tốt, vì nhỡ có đặt 1 cái và đến nó lởm quá thì may ra còn có thể hủy nó mà đi chỗ khác ở.
- Đừng có cố tiết kiệm mà chọn cái phòng quá rẻ. Tầm chi phí 2 người mà ở Ấn để ở được 1 chỗ an toàn và khang trang thì cần ít nhất là 300 rupee/ đêm. Phòng nào dưới mức đó thì auto nó sẽ ko thể khá hơn cái nhà trọ bẩn bẩn cấp 4 ở Việt Nam mình đâu
- Luôn xem review và at least phải có khoảng 300-400 reviews từ các bạn nước ngoài. Chứ chỉ indian only là ko ổn. Nghe nó sẽ sound fake (kiểu seeding ấy). Account nước ngoài sẽ chứng tỏ hostel/ hotel đó có được các bạn nước ngoài ưa chuộng hay ko.
Chúng mình ko dám tắm hay thay đồ gì trong cái căn phòng đó, chịu khó 1 đêm và hôm sau đặt ngay 1 cái khác cách đó 100m :(, sạch đẹp hơn nhiều. Thề là giường chiếu và ti tỉ thứ khác nhìn mình hoảng mẹ luôn. Mình quá mức xấu hổ với bạn đi cùng mình vì mình ko check kĩ cái phòng khách sạn này và vì tham rẻ mà đặt ở đây :(. Thôi thì chừa ngay, lần sau phải check 77, 49 lần trước đặt mới được. Các bạn hãy rút kinh nghiệm luôn từ mình nha.
1 số khách sạn Jaipur nên đặt
- Hotel Vaishnavi – nơi chúng mình lựa chọn thay thế cho cái khách sạn cũ nát đầu tiên. Chỗ này thì được cái nó gần cái khu tàu nên là đi lại các thành phố khác rất tiện. Chúng mình chọn khu này cũng bởi vì thế. Theo đánh giá thì phòng ốc ở đây chỉ ngang nhà nghỉ ở mấy thành phố tỉnh lẻ ở miền Trung Việt nam mình nên các bạn đừng kì vọng nhiều. Thật ra mình thì thấy ok nhất là đội ngũ nhân viên, siêu nice luôn. Chúng mình ko có lắp đc sim cũng rất tận tình hướng dẫn, chúng mình đi đâu cũng hỏi han, chúng mình đến muộn, các bạn còn nhắn tin qua whatsapp để hỏi thăm xem có bị miss chuyến tàu nào ko. Đây là hostel mình thấy nhân viên nice nhất ở Ấn luôn :v (đấy là với chúng mình thôi nhé).
- Madhav Guest House: Chỗ này cũng rất gần bến tàu- cách khoảng 600m và gần hơn khách sạn mình đặt ở trên. Chi phí hợp lí và có vẻ như nó review về staff và độ sạch rất cao=> Các bạn coi thử xem sao.
- Hotel Pearl Palace: Lại 1 chỗ khá gần khu mình ở, nói chung là loanh quanh khu railway station là đầy khách sạn, guesthouse ngon bổ rẻ. Các bạn tham khảo nhé. Chúng mình cũng từng vào khách sạn này rồi, khá thích các phòng ở đây vì nó được trang trí khá bắt mắt và nhìn rất… Ấn Độ :))- có thể hơi riêm rúa với những người ko thích đồ trang trí các kiểu.
- Le Fort Homestay: Nhìn hostel này thì xa hơn cái hotel Vaishnavi 1 tí nhưng mà cũng rất ok. Vị trí ổn vì cách chỗ ga tàu tầm 1.2km thôi. Chỗ này giường chiếu rất ổn, nhìn sạch sẽ và đặc biệt được khen nhiều bởi đồ ăn và nhân viên thái độ ổn.
Ti tỉ khách sạn nữa cơ vì Ấn đông dân nên thượng vàng hạ cám, gì cũng có. Bạn nào rảnh rỗi sinh nông nổi muốn trải nghiệm nhà trọ như mình cũng đc, còn an toàn thì cứ tuân thủ quy tắc đặt phòng của mình ở trên ấy. Nên nhớ là khách sạn nào càng nhiều dân quốc tế đặt và review thì nó càng an tâm nha.
Bữa sáng “sang chảnh” trên rooftop bar
Sau khi đã được nghỉ ngơi 1 chút và lấy được phòng, mình và cô bạn bắt đầu tìm chỗ ăn sáng và phát hiện, cái hotel đang ở này có 1 cái restaurant ngay trên nóc. 2 đứa đi lên như đúng rồi để chiêm ngưỡng cái gọi là “rooftop bar” mà mấy bạn nhân viên gợi ý.
Thật ra chúng mình đặt khách sạn ko có cái gọi là bữa sáng kèm theo :v. cho nên cả 2 đứa cặm cụi nghiên cứu cái thực đơn của bữa sáng ở cái khách sạn bình dân 2 sao này. Thật sự là… tá hỏa với cái menu dài loằng ngoằng với những cái tên ko biết nên hình dung nó là gì, cuối cùng, sau 1 hồi google image để coi những món ăn trong menu nó là gì, chúng mình quyết định chọn mỗi đứa 1 món nhưng có đồ ăn kèm khác nhau.
Mình mở đầu buổi sáng với parathas và sữa chua, trà masala, còn bạn mình thì gọi 1 tách cafe và 1 set bánh parathas với curry. Nói chung đồ ăn ở khách sạn thì đắt, giá tầm 70-80 rupee gì đó (kèm đồ uống), còn nếu ăn ngoài chỉ 50 rupee thôi nhé. Nhưng vì sau 1 đêm chạ ra gì ở cái nhà trọ kia, chúng mình enjoy bữa sáng ko quá chanh sả nhưng được cái an toàn ở đây. Parathas giống kiểu bánh pancake nhưng mà nếu ăn với sữa chua hay bất cứ thứ gì thì đều ko ngon bằng… ăn không :v và uống trà Masala. Mình thì thích Masala hơn rất nhiều so với sữa chua (ko đường :().
Du ngoạn Jaipur trên chiếc xe tuk tuk
Sau khi đã lấp đầy cái bụng đói với món Parathas phiên bản Jaipur, mình bắt đầu chuyến du ngoạn thành phố màu hồng trên phương tiện vô cùng tiện dụng – Tuk Tuk. Kiểu cảm giác của mình với cái tuktuk là… có vẻ hơi đắt nên lúc đầu mình cũng định thuê 1 cái xe máy rồi trở bạn mình đi khắp các nơi. Nhưng sau một hồi tính toán, trao đổi với nhân viên khách sạn, được biết là sim điện thoại chưa mở bán, mà lịch trình đi lại của chúng mình siêu dày, mình và cô bạn quyết định là thôi thì đằng nào cũng đi, sang chảnh 1 bữa book 1 tour ngày đi bằng tuktuk xem sao, đỡ phải phụ thuộc vào map mà hơn nữa được nghe tour guide người địa phương chắc là nhiều insight hơn. Và thế là chúng mình đồng ý book tour tuktuk 1 ngày ở Jaipur qua khách sạn với chi phí là 500 Rupee/người. Vui nhất là chúng mình được đi cùng với 1 bác tuktuk già có cái tên rất mùi tiền – Mani. Và bác già vui tính này còn sơn 1 câu quote rất hay ngay trên tuktuk của bác nữa “No Mani no Honey”. Dễ thương hơn là bác ấy ko nhớ tên bạn mình mà chủ yếu gọi mình là “Chen” cái tên yêu thương của mình.
Thành phố màu hồng- Pink City- Jaipur trông thật đáng yêu
Tuy rằng mọi người cứ gọi Jaipur là thành phố màu hồng nhưng mọi người khi đến Jaipur thì ko phải đi đâu cũng gặp những bức tường màu hồng đâu nhé. Pink city là chỉ khu vực thành cổ của Jaipur, khu trung tâm- nó giống khu phố cổ ở Hà Nội hay là khu đại nội ở Huế vậy.
Mình ở khu Bani Park, ko hề ở trong khu phố cổ nên trên cái tuktuk nhỏ màu xanh và vàng, mình khám phá khu phố màu hồng ở Jaipur từ bức tường thành và cái cổng hồng pastel. Nói thật là từ khi bắt đầu nhìn thấy những cánh cánh cổng, mình đã kết cái thành phố màu hồng này luôn rồi. Vì màu hồng của Pink City ko hề Pink, mà nó giống màu Coral Pink (hồng san hô hơn). Kiểu nó là màu pha giữa hồng, cam nên vừa tươi trẻ, lại vừa rạng rỡ, và hoàn toàn khác biệt luôn với bất cứ nơi nào.
Màu hồng bắt dầu được sử dụng ở Jaipur từ thế kỉ 19- thời mà Ấn đang là thuộc địa của Anh, nên màu này được ông hoàng xứ Jaipur ra lệnh sơn cho các tòa nhà chính ở Jaipur để đón tiếp Hoàng thân Albert- chồng của nữ hoàng Anh- Victoria. Và để gìn giữ màu sắc tươi đẹp này thì hầu như các ngôi nhà mới xây hay là tu sửa trong khuôn viên Pink City đều được sơn cùng 1 màu hồng cam san hô như các cung điện.
Nhưng điều khiến mình bị choáng ngợp không chỉ là những ngôi nhà sơn màu hồng mà là phố phường đông đúc và náo loạn đến phát ngợp. Xe cộ loạn xà ngầu, hết bò rồi ngựa rồi người ở everywhere. Và chim bay tứ phía tán loạn khiến mình hốt hoảng, cứ phải liên tục đội cái mũ trên đầu. Và càng gần khu mua sắm, chợ nọ kia thì bán đầy đồ ăn, đồ chiên rán, gia vị… nhìn cũng rất màu sắc. Nói chung thì đường phố ở đây quá thực rất nhiều “nguyên liệu” cho việc chụp ảnh streetstyle nhé các bạn.
So sánh với New Dehli thì mình thấy Jaipur, có vẻ nhé, là sạch hơn :)), ít đông hơn 1 tí đó. Nhưng các bạn nhớ cẩn thận khi chụp ảnh nhé, vì đường phố rất đông người. Và recommend nên chọn các màu sắc kiểu : đen, trắng, xanh lam đậm để mặc cho nó nổi khi chụp ảnh nhé. Chống chỉ định mặc màu hồng hay cam vì nó sẽ lẫn luôn vào màu sắc background đó.
City Palace- cung điện màu hồng đứng ngay cạnh 1 khu phố ồn ào
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là Hawa Mahal. Thật ra thì Mani sẽ phải đỗ lại ở bên ngoài xa xa và chỉ 2 đứa chúng tôi dung dăng dung dẻ đi đến Hawa Mahal- 1 cung điện cổ màu hồng siêu đẹp và tráng lệ ở Pink city – Jaipur này thôi. Đây là nơi gọi là biểu tượng của Jaipur luôn vì 100% ai đến đây chơi cũng phải check in ở đây (nó như kiểu Taj Mahal vậy á). Thật ra cái mọi người hay checkin là cái phần… bên ngoài của nó, mà phần đó nó mỏng dính, ko thể hiện được gì, phải vào tận sâu bên trong để ngắm và chiêm ngưỡng mới thấy được vẻ đẹp của cái cung điện này. Tuy nhiên, bạn nào chỉ muốn checkin mà ko muốn vừa mất tiền, tiết kiệm 1 chút time để rảnh rỗi đi thêm nhiều nơi hơn thì các bạn chỉ cần đi ở ngoài ngắm tí, tự sướng cái là xong. Còn bạn nào muốn vào trong chú ý đi cổng phía sau nhá.
Giá vé vào Hawa Mahal bao nhiêu?
Nếu ko vào trong thì các bạn nhìn ngó ở ngoài… FREE. còn nếu vào trong như mình và bạn mình thì chi phí là 200 rupee (đắt nhỉ).
Mất bao lâu để vào thăm Hawa Mahal?
Thật ra thì cái cung điện cũng bé thôi, nên sẽ mất tầm 30-40 phút để tham quan hết bên trong cung điện
Có gì vui ở Hawa Mahal không?
Thật ra thì những đồ đạc quý giá nó đã bị chuyển đi hết rồi, nên trong cái cung điện này, nó chỉ có những tòa tháp, những căn phòng có lăng kính vạn hoa, những bức tường xinh đẹp và màu sắc rực rỡ thôi.
1 số hình ảnh xinh đẹp ở Hawa Mahal
Choáng ngợp với Amber Fort- ngắm voi đi dạo trên đường thành.
Mani và chúng tôi tiếp tục con đường hành trình tới Amber Fort- pháo đài to lớn hoành tráng của Jaipur- nằm cách khá xa khu vực thành phố màu hồng nhưng lại là 1 trong những địa điểm siêu touristy ở đây.
Chỗ này cách khu trung tâm phải đến 7-8km nên đúng thực sự là đi tuk tuk có cái lợi rất lớn. Vừa đi vừa ngắm người nọ người kia cũng rất thú vị đó nha. Nói thật là sang Ấn Độ mới thấy dân họ nghèo thật, nghèo hơn Việt Nam mình rất nhiều. Người sống nghèo khổ trên đường rất nhiều, đường sá cũng ko được to đẹp sạch sẽ như bên nước mình. Jaipur thì so với New Delhi thì là tỉnh lị nhỏ bé nhưng cũng là 1 khu du lịch lớn ở Ấn Độ nhưng so với những thành phố nhỏ tỉnh lẻ ở Việt Nam như Phú Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An thì còn trông nhếch nhác hơn.
Nói vậy nhưng thực ra ngắm đường phố ở đây lại thấy nó có cái hứng thú riêng. Chính vì cuộc sống ở đây nó vẫn kiểu dạng mixed với nông thôn, vẫn lung tung lộn xộn nên bạn thỉnh thoảng nhìn thấy nhiều thứ mới lạ : chợ cóc, đồ ăn ven đường, chim bồ câu sà xuống cả bầy, đường phố thì nhiều bò, thậm chí cả voi :)).
Giá vé tham quan Amber Fort là bao nhiêu?
Giá vé là 500 rupee/ người/ vào tham quan pháo đài không giới hạn nhé các bạn.
Có gì vui ở Amber fort?
Chủ yếu bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh, kiến trúc và các công trình đẹp ở Amber Fort. Còn nếu bạn nào máu phiêu lưu hơn thì các bạn có thể thử cưỡi voi (1000 rupee/ 2 chiều) còn nếu ai may mắn sẽ được thấy cảnh người ta luyện… rắn.
Mất khoảng bao lâu để tham quan hết Amber Fort?
Mình mất khoảng hơn 1 tiếng mới đi… cơ bản hết các khu vực của Amber fort, còn nếu đi kĩ thì phải 2 tiếng nhé.
Con đường quanh co vào pháo đài Amber- không thú vị như tưởng tượng
Từ đường lớn, chúng mình phải đi bộ vào khu pháo đài này vì chỗ này là cả 1 công trình lớn rộng đến 11km2 nằm trên 1 quả đồi to tổ choạc. Đấy là đặc điểm chung của các pháo đài ở phía Bắc Ấn, ảnh hưởng của đạo Hồi mà.
Và tình cờ trên con đường đi vào pháo đài, chúng mình gặp được đàn voi “cõng” khách ngênh ngang đi vào pháo đài Amber. Thật ra lúc ở nhà, chúng mình đã bảo nhau là hay là mình đi thử cái cưỡi voi để xem có khác gì voi ở Bản Đôn, Buôn Ma Thuột hay là Lào hay Thái hay không. Nhưng sau 1 hồi suy nghĩ về : chi phí và đạo đức, chúng mình từ bỏ cái idea này vì nó chạ xứng đáng và còn có vẻ cổ súy cho cái việc ngược đãi động vật (ở đây là loài voi).
Thế nên khi nhìn thấy đàn voi cõng khách vào, mình cũng muốn nhìn xem có gì hay ho ko, liệu có xứng đáng bỏ ra 1000 rupee cho 1 chuyến đi 2 chiều hay ko. Và nói thật là chạ có gì vui lắm. Thật ra con đường lên pháo đài khá ngắn, và chuyến đi tổng cộng có khoảng 10 phút (nếu đi bộ) và với tốc độ của voi thì có thể sẽ nhanh hơn. Cảnh sắc hai bên cũng ko quá đẹp như mình nghĩ, đường quanh co nhưng khung cảnh hai bên dường như đã bị những bức tường che mất khá nhiều. Và khó chịu nhất chính là cái… mùi phân voi :(, khó ngửi lắm đó các bạn. Thật may cho chúng mình là đã tiết kiệm được 1000 rupee.
Điều thú vị hơn chúng mình bắt gặp được trên đường đi là những quầy hàng nhỏ được các bà các mẹ mang lên bán ở trên con đường này. Họ trang trí quầy hàng nhỏ với phong cách thẩm mĩ khác biệt và độc đáo, điều mình hiếm khi thấy ở những quầy nhỏ ở Việt Nam.
Hơi tiếc là chúng mình chẳng thấy 1 người luyện rắn nào ở đây cả, ko giống như 1 số bạn travel blogger nói :((, mình nghĩ chắc do ăn ở rồi.
Pháo đài xinh đẹp và tinh xảo- đỉnh cao kiến trúc ở Jaipur
Nhìn từ bên ngoài vào thôi đã thấy chỗ này tinh xảo đến mức nào, đó là lí do mà pháo đài này được công nhận là di sản văn hóa thế giới đó các bạn, sánh ngang với kinh thành Huế và phố cổ Hội An chúng ta. Cho nên mặc dù phải chi 500 rupee nhưng mình và bạn mình vẫn cảm thấy vui vì đã chi tiền, vì nó là nơi xứng đáng tuyệt đối với số tiền ấy.
Chỗ này, khác với thành phố màu hồng, những đền đài, miếu mạo, những cung điện bên trong đều được sơn màu vàng, với đá xám và những hàng cây xanh.
Điều đáng yêu và thú vị ở đây chính là khu vườn được thiết kế rất chi tiết, đặc sắc và thể hiện trình độ thẩm mỹ cao trong khuôn viên của pháo đài. Bao quanh đó là những mái cung điện cong cong kiểu rất nghệ thuật tồn tại mãi từ hồi mấy trăm năm trước đến tận bây giờ. Xét về độ tinh tế thì đúng là mình cần học hỏi kiến trúc Ấn Độ dài dài.
Panna Meena ka Kund- phiên bản mini của cái giếng huyền thoại
Thật ra lúc đầu mình với bạn mình muốn đi cái Giếng huyền thoại nổi tiếng khác cơ: Chand Baori nhưng mà chỗ đó quá xa xôi (cách tầm 30-40km) và Mani nói rằng nó ko có trong thành phố nên là chúng mình được bác dẫn đến 1 địa điểm khác, và tình cờ là cái giếng này trông… giống y hệt, nhưng ko to bằng. Đây như phiên bản mini của Chand Baori vậy. Dù rằng cảnh sắc hơi xấu xấu nhưng chỗ cái giếng này hoàn toàn… chạ có ai :)). Có điều hơi đáng tiếc là chỗ này nó bị… chặn lại , ko cho vào ấy, nên mình hôm đó chỉ chụp được ở ngoài. Kể ra nghe lời Mani cứ thế phi vào chụp thì cũng được, nhưng trông cái rào chắn hơi hủi hủi và trời mưa nên chạ còn hứng nữa.
Jal Mahal- cung điện trên mặt nước
Thật ra hồi đầu mình mới xem cái ảnh dưới trăng của Jal Mahal thì mình kiểu… mẹ ơi sao đẹp thế trời. Nhưng, khi mình đã xem tận mắt thì… èo, chắc do trời ko đẹp, âm u nên nhìn cái cung điện chạ khác gì Tháp Rùa, trông nó xấu xấu, kiểu gì ấy. Nói chung chạ có gì. Lí do cung điện này ko có gì mấy là do nó ko cho mình vào xem vì nó ở tít tận trung tâm cái hồ Man Sagar. Nếu các bạn muốn đến đây ngắm cảnh thì hãy chọn ngày trời xanh trong tươi đẹp nghen.
Maharani ki Chhatri- lăng mộ của các vị phi tần
Mình được Mani dẫn đến 1 cái vườn rất đẹp, nói chung là 1 secret spot trong tour của Mani luôn. Xong khi xem cái biển giới thiệu mới biết chỗ này ko phải 1 khu vườn các bạn ạ. Nó là 1 quần thể lăng mộ của các vị phi tần của vua Jaipur. Đây là 1 trong những lăng mộ đẹp nhưng vô cùng vắng vẻ. Mà chủ yếu thấy đẹp nhất ở đây theo mình chính là những ngôi nhà đẹp ơi đẹp với kiến trúc đối xứng tuyệt vời.
Đặc biệt là mình gặp đc 1 đôi… sắp cưới đi chụp album ảnh cưới ở đây. Thú vị cực kì luôn, như kiểu tháng 3 là thời điểm làm đám cưới đẹp ở Ấn Độ hay sao ấy vì sau đó mình còn đc xem hẳn 1 đám rước ở Agra cơ.
Dở khóc dở cười với sim điện thoại kiểu Ấn
Sau khi đã khám phá 1 vài cung điện, và đủ các kiến trúc xinh xắn đẹp đẽ ở Jaipur, mình được Mani đưa đến 1 cái cửa hàng điện thoại nằm trong cái chợ lúc sáng gần Hawal Mahal. Nói đến cái kiểu sim điện thoại Ấn Độ là thấy nó thật… dở hơi. Mình thấy hơi hối hận khi ko mua sim ngay tại sân bay 🙁 vì vào đây, để đăng kí được sim điện thoại, các bạn cần phải mang theo:
- Cái passport.
- Ảnh 3×4 hoặc 4×6 mình ko nhớ lắm nhưng cứ mang 2 loại ảnh đi.
- Tờ visa mình in ra có dấu lúc nhập cảnh nhé.
Nói chung là đăng kí thì rất nhanh, chúng mình chỉ gặp vấn đề ở vụ… ảnh thẻ :v. Chúng mình có đứa nào biết mà mang ảnh đi đâu, nên phải ra 1 quầy ảnh cũ rích gần đó, gửi email cho họ để họ in ra và sau đó mang ra đăng kí sim. Củ chuối ghê, các bạn thanh niên đăng kí sim cho mình và viết ra 1 tràng các bước mà mình phải làm để kích hoạt cái sim.
- Chờ đến 10h tối mới đc kích hoạt… má nó: lí do phải chờ là bởi vì mình đăng kí hơi muộn và sau đó thì còn phải nhờ bạn đăng kí sim up cái sim đi lên hệ thống, sau đó mấy tiếng mới kích hoạt đc.
- Sau đó phải gọi điện thoại cho tổng đài, chúng nó check hết các thể loại thông tin bạn nhập vào: nào là tên, ngày sinh… rồi mới có thể vào được sim.
Vì những thứ rắc rối khi phải kích hoạt sim mà mình và bạn mình trăn trở đến tận 2 tiếng lận, cứ đứng lên ngồi xuống rồi sau đó nhờ 1 cơ may điên rồ, chúng mình cố gắng gọi tổng đài và cuối cùng mới được kích hoạt, dù chạ hiểu thứ tiếng Anh Ấn mà mấy tay tổng đài nói cái gì =))). THật ra mọi thứ huyền cơ đều được bạn đăng kí sim ghi vào tờ giấy cho chúng mình, cứ thế làm theo thôi là đc, chỉ là vì quá chật vật với tổng đài mà quên mất.
Giá cho toàn bộ đống sim thẻ mình phải trả là 232 rupee. Mà dùng thì chậm quá chậm, nhất khi mình đi lên tàu. Recommend các tình yêu mua sim online rồi qua sân bay thì lấy luôn cho tiện, đừng tiếc rẻ vài đồng. Cái lợi của có sim đt là bạn có thể dùng để… gọi điện bên Ấn và dùng đăng kí Ola thôi ấy.
Khu Chợ (Bazaar) toàn đàn ông
Chúng mình đi Jaipur 3 ngày nhưng chỉ có 1 ngày đầu tiên là trọn vẹn. Đêm ngày thứ 2 mình về sớm sau chuyến đi Ajmer nên rủ nhau đi chợ đêm Kishanpole Bazaar bằng tuktuk (giá đắt kinh). Ngày thứ 3 thì mình mệt quá, do đã quá nản với cái đất Ấn và bị ốm, khản đặc giọng, nên mình chỉ kịp đi ra chợ, mua 1 ít đồ lưu niệm. Mình với bạn mình đặt 1 quốc đi ra khu chợ sầm uất nhất ở Jaipur theo Tây đồn :v. Và khu chợ ấy có tên là Bapu bazaar, 1 trong 2 khu chợ lớn nhất Jaipur (cái lớn hơn là Big Bazaar).
Nói chung 2 cái chợ đều ở ngoài đường, xung quanh là những ngôi nhà màu hồng nên nói thật mình chạ thấy các cái chợ này có gì khác nhau, có chăng khác ở chỗ là cái thì mình đi ban ngày, cái lại đi ban đêm.
Và điểm chung của các chợ ở Ấn Độ là… người bán luôn là nam giới. Gần như 100% là nam giới luôn các bạn ạ. Chính vì vậy nên khi chúng mình đi buổi tối, định mua cái áo chụp ảnh cho nó đẹp (bộ sari) thì vào 1 hàng buôn đồ quần áo Ấn, gặp ngay 2 thanh niên nam bán hàng :v. Chúng mình hơi sợ, thử sari và kurti mà ko dám cởi áo khoác ra. Bạn mình mặc xong saree, thanh niên bán hàng còn dẻo mồm khen đẹp, mình thì vì ko phải gu Ấn (ko trắng, cũng ko béo trắng) nên là ko đc 1 câu nào. Đã thế, thanh niên bán hàng còn cố xin số bạn mình để kết bạn chitchat ấy. Gì mà vừa mới gặp đã “trúng set ái tình”, rồi thì tuổi tác không là vấn đề.. Chúng mình phát sợ, ám ảnh đến tận ngày hôm sau. Nói chung là các bạn đi chợ bên Ấn hãy cẩn thận, môi trường lắm thị phi và nhiều đứa dở hơi.
Và đừng có tin lời khen có cánh từ mấy tay bán hàng ngoài chợ Ấn nhé! Luôn cẩn thận nha, ko chỉ bán hàng mà cả mấy tay trộm, móc túi cũng đầy rẫy ở các khu chợ ntn. Và hàng rởm ở Ấn Độ thì ko có khác gì hàng rởm Trung Quốc đâu :v.
Ăn chay, ăn chay và ăn chay
Giống như mọi nơi khác ở Ấn, khi văn hóa của đạo Hồi và Hindu ảnh hưởng đến đồ ăn, Jaipur toàn những đồ ăn gốc thực vật, ít đồ ăn “mặn” bởi vì thịt bò họ ko bao giờ ăn (do là con vật thiêng), thịt lợn thì bị coi thường (trong văn hóa Hồi giáo, lợn là con vật ko sạch sẽ). Dê, cừu, gà và cá là những món ăn mặn dường như là “duy nhất” nhưng ko phải ai cũng có tiền nên là thường sẽ không thấy những món ăn này phổ biến trong các quán ăn bình dân ở Ấn. Món ăn đường phố mìn thấy toàn đồ nhiều “bột” và “đường”. Và khi các bạn vào hàng quán Jaipur thì kiểu gì cũng sẽ thấy bánh mì naan, curry và rau là những món ăn phổ biến nhất. Và điều này làm mình hơi bối rối lúc ở Ấn. 🙁 Kiểu mình ko phải người ăn chay ạ, nên mình thấy hơi khó chịu.
Bữa ăn dầu tiên với cơm rang và salad kiểu Ấn
Bữa ăn đầu tiên ở Jaipur của mình (trừ bữa sáng ra) thì mình được Mani giới thiệu, nên ghé qua ăn luôn. Nhờ có cái menu của quán mà mình biết là nó nằm trên 1 con đường khá lớn tên là Amer road, sau khi Mani dẫn chúng mình đến 1 quán ăn cũng nằm dọc con đường đó (từ Amer về City center) nhưng chúng mình ko chọn do chỉ toàn món ăn Tàu 😐 và đắt thì được đưa đến chỗ này. Vì được bác Mani gợi ý nên mình khá chắc đây cũng là 1 quán ăn “nổi” với dân du lịch bọn mình.
Quán ăn nhìn có vẻ rất bình dân, nhưng lại rất sạch sẽ, trước khi ăn là khách sẽ phải rửa tay (do sẽ ăn bằng tay là chủ yếu). Sau vào quán thì bàn ghế chủ yếu là bàn ghế inox giống quán bình dân quê nhà nhà mình thôi. Và các món ăn thì… mình hoàn toàn mù tịt về tên Ấn, có điều cũng có cả tên tiếng Anh nên bạn có thể chọn. 1 điều mình thấy phàn nàn là … mặn 🙁 và gia vị Ấn như curry và masala có trong… mọi món ăn.
Mình gọi đồ ko cay, 1 đĩa cơm Jeera hạt dài rang và 1 đĩa green salad nhưng thật ra là cà chua, hành tây, dưa chuột được vắt thêm chanh vào. Món cơm rang là gọi theo ông bà du khách nước ngoài ngồi bàn bên, nhưng sau khi thử món mà họ bảo ngon, mình í ẹ luôn =))). Vì nó mặn chát các tình yêu ạ, đã thế người ta rang nó với hạt thì là Ai Cập :(( và mình siêu ghét cái vị dầu thì là đó. Bạn mình trung thành với… curry và nhìn món ăn thì cũng khá ngon, nhưng … cay 🙁
Chi phí ăn uống ở Jaipur có rẻ không?
Tổng chi phí cho 1 bữa vegan này giá cũng rất rẻ nha. Chi phí 1 đứa là 160 rupee (50k/ bữa). Nếu bạn nào ăn gà nướng thì giá sẽ đắt lên, tầm 350-500 rupee đó các bạn nha.
Nhà hàng nào có view đẹp mà giá rẻ?
Mình thì chưa có dịp đi nhiều ở Jaipur nhưng có nghe nhân viên khách sạn recommend quán có view đẹp. Đó là
– The Tattoo Cafe & Lounge : View đặc sắc vì đối diện Hawal Mahal, quán chuyên cafe nên đồ ăn ko thực sự đặc sắc.
– Hawk View Restaurant & Bar: view rooftop khá hay ho, quán phong cách Âu với Ấn nên cũng có nhiều đồ cho các bạn ko thích đồ Ấn.
Review về Jaipur
Nhìn chung sau 2-3 ngày đi Jaipur, mỗi ngày ngắm 1 ít cảnh đẹp, mình với bạn mình nhận ra rằng:
- Jaipur có mức sống rẻ, khá gần các di tích đẹp nhưng rất tốn tiền đi lại :v.
- Mấy phương tiện công cộng đều ko thuận tiện hoặc cũng quá đông và tồi tàn, cần phải sử dụng các app gọi xe như Ola, hoặc xe tuktuk
- Dịch vụ viễn thông hơi kém. Đăng kí cái sim mà cũng loằng ngà loằng ngoằng.
- Đồ ăn cũng bình thường, chắc do mình toàn đi những nơi ko bán đồ ăn mấy. Mà quan trọng là… ít thịt :)) nhưng cái này là do phong cách ăn uống Ấn Độ nó vậy rồi.